Không
phải sinh viên nào trước khi sang Nga cũng nghĩ rằng, mình sẽ học tập và rèn
luyện như một người “lính” trong những năm đại học ở xứ sở Bạch dương. Đó có lẽ
là lý do tại sao chúng tôi, những học viên trường ĐH Hàng hải quốc gia
TP.Vladivostok (MSUN) luôn cảm thấy tự hào vì mình có cơ hội trải nghiệm cuộc sống
của một học viên quân sự kiểu Nga, nhưng đôi lúc cũng có cảm giác “thiệt thòi”
so với bạn bè, nhất là vào những ngày mưa, gió, tuyết…
Trường
ĐH Hàng hải tp.Vladivostok được thành lập cách đây hơn 100 năm với bề dày lịch
sử và truyền thống lâu đời, đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo
vệ lãnh thổ, phát triển kinh tế vùng Viễn Đông nói chung và tp.Vladivostok nói
riêng. Với hơn một thế kỷ tồn tại, cùng các thế hệ giảng viên dày dạn kinh nghiệm,
hằng năm Trường ĐH Hàng hải đã đào tạo được hàng trăm kỹ sư, sỹ quan, chuyên
gia hàng hải, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho ngành kinh tế hàng hải phát
triển.
Đến
với trường ĐH Hàng hải quốc gia TP.Vladivostok, chúng ta có thể thấy rõ những nét
Xô Viết cổ kính còn hiện diện ở khắp nơi, từ cảnh vật, tòa nhà, phòng học đến
tình cảm và cách dạy dỗ của các thầy cô. Đặc biệt hơn, chế độ sinh hoạt, rèn
luyện và học tập của các học viên vẫn được duy trì theo kiểu bán quân sự, là một
nét rất đặc trưng của trường.
Được
tổ chức một cách chặt chẽ và điều chỉnh qua thời gian, hệ thống bán quân sự là
môi trường thuận lợi để rèn luyện tính kỹ luật, tinh thần tập thể và tình đồng
chí cho các học viên. Trường có ba khoa chính được đào tạo theo kiểu bán quân sự
: Khoa Điều khiển tàu biển, Khoa Vận hành máy tàu biển và Khoa Hệ thống điện
tàu thủy. Mỗi khóa của từng khoa được chia thành các đại đội khoảng hơn 100 người,
mỗi khoa có 5 đại đội tương ứng với 5 năm đào tạo.
Các
học viên hàng hải chúng tôi được cấp đồng phục theo từng mùa, ăn tại căng tin của
trường và sống tập trung theo từng tầng, từng kí túc xá theo quy định, dưới sự
chỉ huy của một sỹ quan chủ nhiệm. Đây chính là người “có quyền sinh sát “
trong đại đội, ngoài ra còn có đại đội trưởng và các tiểu đội trưởng cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của các học viên.
Một
ngày của chúng tôi bắt đầu bằng hồi chuông reo dai dẳng, đánh thức cả đại đội bắt
tay vào thực hiện thời gian biểu đã quy định. Đầu tiên là nhanh chóng mặc đồng
phục, tập trung chạy bộ, tập thể dục buổi sáng, tiếp sau theo sự phân công, một
vài tiểu đội có nhiệm vụ quét dọn sân trường, nếu trời tuyết thì cùng nhau hì hục
quét, xúc, cào, kéo… tuyết để đảm bảo việc đi lại thông suốt.
Sau
màn khởi động tỉnh ngủ đầu tiên, mọi người có một ít thời gian làm vệ sinh cá
nhân, xếp chăn, dọn phòng ngăn nắp sạch sẽ. Đúng 08h00 các đại đội tập trung tại
sân chính để đi ăn sáng.
Bữa
sáng thường được chuẩn bị và dọn sẵn theo từng bàn, đối với các khóa năm 3, năm
4, năm 5 học viên xếp hàng để nhận phần ăn của mình. Thông thường chúng tôi có
món cháo mạch nấu với sữa, món trứng am-let, khoai tây cá muối, lúa mạch ăn
cùng xúc xích hoặc bánh kiểu Nga ăn kèm với sữa đặc hoặc kem chua ... Nói chung
các món ăn được thay đổi theo từng ngày trong tuần. Ngay từ tên gọi đến mùi vị
đều rất lạ, nên tất cả học viên chúng tôi đều hiểu rõ thế nào là nổi nhớ cơm mẹ
nấu.
Sau
bữa sáng, các học viên tập trung tại sân trường để làm thủ tục điểm danh, kiểm
tra đồng phục, tác phong và nghi thức chào cờ. Nhiệm vụ trong ngày sẽ được “Tổng
chỉ huy” truyền đạt trực tiếp trước toàn thể học viên, thường kèm theo là những
lời phê bình, kiểm điểm.
Khi
tiếng nhạc hùng tráng cất lên chính là lúс cuộc diễu hành buổi sáng được bắt đầu.
Mỗi bước chân đều theo nhịp trống, mạnh mẽ, uy nghiêm. Trong tiếng nhạc hùng
tráng ấy, dường như có một sức mạnh to lớn nào đó đang trào dâng trong lòng các
học viên chúng tôi. Đó là những giai điệu anh hùng của một thời máu lửa chiến
tranh mà giờ đây đang được gìn giữ và kế thừa bởi thế hệ “những người lính trẻ”.
Đối với riêng tôi, đây là màn khởi động tinh thần diệu kỳ và rất mãnh liệt, khiến
cho tâm trạng ai nấy đều phấn khởi, ngập tràn niềm tự hào và niềm tin bắt đầu một
ngày mới đầy sức sống. Dưới những tia nắng long lanh của buổi bình minh, chúng
tôi rảo bước đến giảng đường, bên tai vẫn còn ngân vang nhịp trống.
Ba
tiết học buổi sáng kéo dài đến tận 14h. Bước ra khỏi phòng, tất cả học viên phải
nhanh chóng di chuyển đến nhà ăn để được tiếp năng lượng kịp thời. Nhà ăn buổi
trưa có vẻ đông đúc và ồn ào hơn. Bánh mỳ bơ, trà hay nước trái cây truyền thống,
salat, súp và thêm một món chính giúp dạ dày của chúng tôi không còn “than vãn”
nữa. Một điều khác biệt ở các món Nga là thức ăn rất mềm, giàu dinh dưỡng, ít
rau củ quả vì thế cơ thể rất dễ hấp thu. Người Nga không ăn cay, nấu hơi nhạt,
họ ăn bánh mỳ mỗi bữa giống như cơm của người Việt. Sau bữa trưa, các đại đội tập
trung để thực hiện kế hoạch của buổi chiều, các nhóm có tiết 4, tiết 5 thì đến
lớp, các nhóm đến lịch thì đi lao động, trực nhật, tập đội hình đội ngũ…Thời tiết
Vladivostok vào đông lạnh và khô, bầu trời trắng bạch, ảm đạm. Đứng ngoài trời
chịu cái lạnh âm độ, lâu lâu hứng thêm mấy cơn gió bất khiến ai nấy đều tê tái,
lạnh buốt từ đầu đến chân.
Một
ngày của học viên hàng hải trôi qua nhanh chóng. Khi trời vừa sẫm tối, thấp
thoáng trên sân trường bóng các học viên tập trung cho bữa tối. Ngay sau bữa
ăn, một số đại đội có chương trình tự học bắt buộc, tất cả học viên phải đến giảng
đường để hoàn thành bài vở của mình. Các học viên thuộc các đại đội khác, thường
dành thời gian đến các lớp ngoài giờ của các giáo viên để xin hướng dẫn làm bài
tập khóa, hỏi những vấn đề còn thắc mắc... Bên cạnh việc học, buổi chiều là thời
gian các học viên dành cho việc rèn luyện sức khỏe, chơi các môn thể thao yêu
thích hay tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật do nhà trường tổ chức.
Phải
nói thêm rằng, để đảm bảo sự hoạt động thông suốt của cả hệ thống, đáp ứng các
nhu cầu thiết yếu hằng ngày của các học viên tại nhà ăn, lớp học, trong đại đội…
mỗi ngày có hơn 50 học viên được phân công vào các ca trực khác nhau. Nhiệm vụ
của họ là: đứng gác ở đại đội, trong các tòa nhà chính, đảm bảo giữ gìn vệ
sinh, tránh mất mác tài sản và theo dõi báo động cháy nổ; làm việc tại nhà bếp,
bốc xếp hàng hóa, thực phẩm, phụ giúp sơ chế nguyên liệu; làm việc tại nhà ăn,
dọn thức ăn theo từng phần, rữa chén bát, lau dọn bàn ghế; tuần tra trong khuân
viên trường, đảm bảo vệ sinh sân trường,... Đó là những công việc giúp các học
viên rèn luyện tinh thần trách nhiệm, làm quen dần với môi trường làm việc khắc
nghiệt trên biển, học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới.
Dù
là mùa đông hay mùa hè, dù ngày thường hay lễ tết, những học viên Trường ĐH
hàng hải luôn nhớ một mốc thời gian cố định trong ngày phải có mặt tại đại đội,
đó là giờ điểm danh tối lúc 22h. Sau điểm danh, các học viên có thêm một ít thời
gian làm những việc cá nhân, chuẩn bị đến giờ đi ngủ.
23h, một hồi chuông dài vang lên, không khác mấy so với tiếng chuông báo thức buổi sáng, nhưng tất cả đều vui vẻ đón nhận và chúc nhau có môt giấc ngủ ngon trước khi hồi chuông tiếp theo vang lên vào sáng sớm ngày hôm sau.
23h, một hồi chuông dài vang lên, không khác mấy so với tiếng chuông báo thức buổi sáng, nhưng tất cả đều vui vẻ đón nhận và chúc nhau có môt giấc ngủ ngon trước khi hồi chuông tiếp theo vang lên vào sáng sớm ngày hôm sau.
Có
thể nói rằng, cuộc sống thường ngày của học viên hàng hải chúng tôi gắn liền với
những hồi chuông báo hiệu, âm vang có lúc to, lúc nhỏ, lúc trầm lúc bổng, nhưng
dường như đã trở thành một thứ gì đó không thể tách rời, gần gủi và khó quên. Một
cuộc sống học tập nhiều thử thách giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Tình đồng
chí, đồng đội và cả tình cảm nồng hậu của những người bạn Nga dành cho chúng
tôi, những người con xa tổ quốc, rực sáng lên như ánh lửa sưởi ấm tâm hồn qua
mùa đông băng giá.
Bầu trời Vladivostok một sớm mùa đông.
Sân trường một màu tuyết trắng.
Đứng gác.
Tuyết cứ rơi và đoàn người cứ quét.
Cảnh
diễu hành của học viên trường.
Bài
viết nhằm cổ vũ cuộc thi do BBT tổ chức, vừa là lời giới thiệu ngắn gọn cho
những ai quan tâm muốn tìm hiểu cuộc sống của học viên Trường ĐH hàng hải, vừa là
lời nhắn gửi đến các bạn sinh viên mới. Chào mừng tất cả mọi người đã đến với gia đình “Em Ghê U”.
Người viết: Huỳnh Kim Khánh.
Đăng nhận xét