Điều động tàu trong bão


Các tàu hiện đại ngày nay có kích thước lớn, công nghệ cao và khả năng điều động tốt nhưng việc điều động tàu trong gió bão vẫn là nhiệm vụ rất khó khăn. Tác động của gió và sóng biển có thể gây ra cho tàu sự tổn hại to lớn , nếu như đội tàu không có sự chuẩn bị đối phó với bão hoặc thiếu kinh nghiệm vận hành trong điều kiện thời tiết kém .

Hình tàu bị sóng đánh và lắc theo chiều dọc

Hình sóng đánh ngập sàn tàu.

Các tác động của gió và sóng biển gây cho tàu trong điều kiện thời tiết gió bão :
1.     Tăng áp lực lên vỏ tàu và các bộ phận của tàu, đặc biệt khi hướng đi của tàu vuông góc với mặt sóng và sóng biển có độ dài của bước sóng gần bằng với chiều dài của tàu. Trong thực tế ghi nhận không ít trường hợp áp lực của sóng quá lớn lên vỏ tàu và gây ra các vết nứt, gãy lên tàu .
2.     Làm giảm ổn tính của tàu (tàu bị tròng trành). Khi tàu lắc ngang , lực quán tính có thể làm hư hại các cột cẩu, thiết bị cứu hộ, các thiết bị trong buồng máy cũng như trong buồng lái, …. Khi tàu lắc dọc thường đi đôi với sóng đánh vào mũi và lái của tàu , tăng lực ép lên vỏ tàu theo chiều dọc , gây tổn hại đến chân vịt. Sóng đánh qua mũi tàu gây ngập boong .
3.      Bão mạnh làm lệch hướng đi của tàu và nguy hiểm hơn ở những nơi có đá ngầm hoặc bãi nông, việc mất hướng đi có thể khiến tàu mắc cạn.
4.     Trong những cơn bão mạnh,  hàng hóa trong hầm hay trên boong có thể bị tổn hại. Đặc biệt là gây hại cho các chốt, dụng cụ, thiết bị gia cố hàng hóa. Nếu sóng đánh cao, có thể làm ngập boong và hàm, gây ẩm ướt và hư hại hàng hóa .
5.      Về yếu tố con người , khi tàu rơi vào khi vực bão , điều kiện làm việc và sinh hoạt của thủy thủ đoàn sẽ khó khăn hơn do tàu bị rung lắc mạnh, làm hao sức lực của thành viên trong đoàn.

Sau đây là những công việc cần làm trước khi chạy trong mùa mưa bão :
1.     Thu thập đầy đủ các dự báo thời tiết, bản tin khí tượng của các kênh uy tín. Để ý các biến đổi khí tượng trên biển, kịp thời thực hiện những công việc chuẩn bị đón bão.
2.     Sắp xếp hàng hóa hợp lý, tính toán phân bố trọng tải đều khắp tàu.
3.     Tàu khi lấy nước vào ballast cần tính toán hợp lý, có thể lấy đầy hoặc xả hết nước nhằm giảm bớt mặt thoáng tự do gây nên lắc tàu, khiến độ bền vững của tàu bị giảm.
4.     Các hàng rời như than, lúa mì, bột …. nên dời vào góc hầm . Các loại hàng hóa dễ dịch chuyển phải buộc lại, chèn vật lót và ngăn vách lót.
5.     Đóng chặt, kiểm các miệng, nắp hầm chứa và các khoang. Kiểm tra các cửa chống thấm.
6.     Trong các hầm hàng kiểm tra các lỗ thoát nước, thông hơi, thông gió và các hệ thống tiếp nhận. Kiểm tra các ống đo mực nước, mực dầu có bị hư hỏng gì không, nếu cần có thể dùng nút gỗ đóng chặt lại .
7.     Kiểm tra cả bề trong lẫn bề ngoài của vỏ tàu và các vách ngăn .
8.     Kiểm tra nắp hầm hàng và độ khít giữa các nắp hầm (hàng khô), đóng chặt nắp hầm, siết chặt tất cả các vít cố định chung quanh nắp hầm.
9.     Nếu có hàng trên mặt sáng cần gia cố bằng dây chằng, bọc hàng bằng các vật liệu chống thấm nước nhầm  tránh tình trạng ẩm ướt.
10.                       Đóng chặt chốt neo, cần cẩu cố định chặt vào vị trí, gia cường thêm dây ở các cầu thang mạn.
11.                       Lắp đặt các dây an toàn dọc 2 bên đường đi trên mặt boong.
12.                       Chuẩn bị tốt các dụng cụ đổ dầu giảm sóng và và các dụng cụ chống thủng, chống chìm để sử dụng khi cần.

( vẫn còn tiếp tục)


Link tàu chở khách bị rơi vào bão: 

Nguyễn Hải Khánh


Chuyên mục:

Đăng nhận xét

[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.