tháng 2 2017

28.2.17 ,
    Nhân kỉ niệm ngày Vệ quốc quân (ngày Những người bảo vệ Tổ quốc) 23/02 trên toàn nước Nga và hòa chung không khí chào đón mùa xuân mới về, vào ngày 24.02 Liên chi đoàn giữa 2 trường Đại học Hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy (MGU) và trường đại học tổng hợp Liên Bang Viễn Đông (DVFU) vui mừng tổ chức giải bóng đá giao hữu tại nhà thi đấu Gavan của thành phố.


   Tham gia giải đấu có 4 đội, gồm các học sinh, sinh viên, học viên cũng như các nghiên cứu sinh đang học tập và công tác tại 2 trường. Các trận đấu diễn ra  trên tinh thần thoải mái, cởi mở, giao lưu giữa các đoàn viên nhưng cũng không kém phần hấp dẫn với nhiều pha bóng hay được khán giả ủng hộ .

   Giải bóng đá giao hữu lần này không chỉ nâng cao tinh thần tập luyện thể dục thể thao, chuẩn bị tốt cho giải bóng đá toàn thành phố vào vùa mùa hè sắp tới mà còn là dịp thắt chặt tình đoàn kết, giao lưu giữa các học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh giữa 2 trường.
Tác giả: Bùi Công Chức


Dưới đây là một số hình ảnh của giải đấu
 











Ngày 17/2 vừa qua tại hội trường lớn trường Đại học hàng hải MSUN diễn ra lễ kỉ niệm 50 năm khóa tốt nghiệp đầu tiên của khoa Điện. Đến tham gia buổi lễ có các giáo sư, giảng viên, toàn bộ học viên đang theo học tại khoa và đặc biệt có sự có mặt của những học viên – khóa học viên ra trường đầu tiên của khoa Điện đúng 50 năm trước.
Sau khi lá cờ trường đại học được đưa lên bục và bài hát quốc ca được vang lên hiệu trưởng trường ông  S.A Ogai đã có lời phát biểu và gửi lời chúc tới tất cả mọi người. Ông khẳng định khoa Điện luôn là một trong những khoa xuất sắc của trường, có vai trò nòng cốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao ngành điện tàu cho đất nước nói chung cũng như ngành hàng hải nói riêng, đào tạo các chuyên gia có trình độ cao phù hợp với yêu cầu của Hải quân.
Nhằm tôn vinh những người đã có thành tích, đóng góp cho khoa Điện nói riêng cũng như nhà trường nói chung, tại buổi lễ đã diễn ra lễ trao tặng bằng, giấy chứng nhận và quà kỉ niệm. Bao gồm: chủ nhiệm khoa thiết bị điện và điều khiển tự động tàu( EoiAC ) A.A Pachenko, phó chủ nhiệm khoa điện phụ trách học tập A.T Kpykov, chủ nhiệm khoa Nguyên lý Điện (TOE) N.P.Sologuv, D.C. Nikolaev, chủ nhiệm khoa lí G.Ph Ivanov … các tướng quản lí khoa điện: S.V Gruzin, T.A Sapseev, I.V Subraski. Học viên Việt Nam Trịnh Quốc Vinh đã vinh dự được nhận giấy khen do có những đóng góp cho trường trong đợt này.
Đặc biệt có mặt trong buổi lễ có những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của khoa Điện (năm 1965) : U.A Bazhutin, A.M Vognerubov, M.G Jura, A.A Ilyashenko, V.A Koznov, V.V Korski, A.V Moshkov, P.M Radchenko, V.A Shagurin, N.N Skins. Một vài học viên vì lí do đặc biệt không thể đến dự: V.J Polysalov, N.A Kushchenko, Y.I Kostya, A.S Gunko, V.T Brazhenko, V.V Zhalnov, M.S Kompanets, A.F Samusenko.

Đại diện cho khóa tốt nghiệp  50 năm trước, cựu học viên M.G Giura (cựu chiến binh hạm đội tàu biển) và V.V Korski (thư kí điều hành tại ủy ban Liên hợp Quốc của Nga chi nhánh Viễn Đông) đã có lời chúc mừng nhân ngày lễ đặc biệt này gửi tới toàn thể các giảng viên, nhà trường.
Hiệu trưởng ông S.A Ogai cùng chủ nhiệm khoa Điện S.V Gluskov gửi lời chúc đến giáo sư khoa EoiAS V.P Viepovkin, P.M. Radtrenko cùng toàn thể các cựu học viên tốt nghiệp năm 1965. Đồng thời ông Ogai cũng trao tặng cuốn sách «125 nămtừ lớp học Alexandrov đến Đại học Hàng hải» cho các cựu học viên.
         Buổi lễ được kết thúc bằng những màn trình diễn nghệ thuật đặc sặc do chính các diễn viên, nhạc sĩ trong trường thực hiện.
Biên dịch: Bùi Văn Tú (BBT)


Huỳnh Kim Khánh là một trong những học viên Việt Nam xuất sắc nhất, trong năm nay sẽ tốt nghiệp khoa lái tại trường đại học hàng hải Nhevelskoy, tp.Vladivostok (MSUN). Trước khi về Việt Nam để hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp, bạn đã có một chia sẻ về bản thân mình.


Tôi đến từ vùng đất Quảng Nam, Việt Nam trong gia đình làm nghề nông và từ nhỏ đã có ước mơ trở thành bác sĩ. Sau này, khi thi đại học xong biết thông tin liên doanh Vietsovpetro  có học bổng đi du học Nga, tôi đã gửi hồ sơ dự tuyển. Sau đó tôi trúng tuyển và được cử sang trường MSUN học  tập.  Có lẽ bản thân cũng không chọn nghề mà chính nghề chọn tôi, liên doanh đã chọn tôi.
Trước khi tới Nga tôi chỉ biết rằng người Nga rất tốt và đã giúp đỡ đất nước Việt Nam rất nhiều trong thời gian chiến tranh.
Chúng tôi trải qua hai tháng học tiếng Nga ở Việt Nam và thêm một năm học tiếng tại trường MSUN trước khi trở thành học viên khoa lái.
Ấn tượng đầu tiên về thành phố Vladivostok là nơi đây rất lạnh. Chúng tôi đến Vladivostok vào đầu tháng 10 năm 2011. Mùa thu đầu trong mắt tôi rất đẹp còn mùa đông thì rất lạnh. Chúng tôi mất một thời gian dài để làm quen với cái lạnh này.
Còn việc học tập thì rất thú vị. Môn học mà tôi yêu thích nhất là lý thuyết cấu tạo tàu, điều hướng và xử lý tàu. Những kiến thức này giúp tôi hiểu rõ về nghề nghiệp tương lai của mình. Kì học đầu tiên đối với tôi thật là khó. Chúng tôi đã làm những bài kiểm tra với hình thức là vấn đáp với giáo viên. Đối với tôi, điều này thật mới lạ, vì ở Việt Nam theo tôi biết sinh viên chỉ làm bài kiểm tra giấy. Ở Việt Nam, chúng tôi học ở trường 12 năm, và sinh viên được học lý thuyết nhiều hơn là thực hành.
Ngoài việc học tập tại trường Đại học Hàng hải, chúng tôi còn được tham gia rất nhiều hoạt động tại thành phố, như Diễn đàn  tuổi trẻ của vùng Primorsky, cuộc thi "Tiếng hát hữu nghị" và "Tiếng hát đại dương", khi đó chúng tôi đã hát những bài hát bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt.
Trong quá trình học, nhóm chúng tôi đã đi thực tập trên tàu “Professor Khljustin”,  tàu buồm “Hy vọng” và tàu cung ứng tại Việt Nam.
Kì thi “GOS” là bài kiểm tra cuối cùng trong đó bao gồm tất cả những kiến thức mà chúng tôi đã được học trong 5 năm. Do đó bài kiểm tra cần rất nhiều thời gian chuẩn bị. Tôi đã hoàn thành bài kiểm tra và đạt được kết quả “xuất xắc”. Bây gìờ tôi đang thực tập trên tàu “Vietsovpetro” tại Việt Nam.
Về luận án của tôi, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của tàu dịch vụ vận tải biển. Những điểm quan trọng sỹ quan lái cần nắm rõ khi lần đầu tiên làm việc trên tàu.”. Những kiến thức này là cần thiết với tôi để sau khi ra trường tôi có thể làm việc trên những con tàu loại này. Sau khi tốt nghiệp tôi quay về Việt Nam và sẽ làm việc tại liên doanh “Vietsovpetro”, nơi mà đã cử tôi đi học tại Nga.
Năm năm qua tôi đã đi thăm quan nhiều thành phố ở vùng Primorsky, đi du lịch Moscow bằng tàu hỏa. Trên chuyến đi tôi đã dừng lại Ulan-Ude, Irkutsk, Tomsk, Novosibirsk, Moscow và St.Peterburg. Nga là một nước lớn với những thành phố xinh đẹp, với tuyết trắng lạnh. Nước Nga vẫn luôn ở trong trái tim tôi.

                        Tác giả: Huỳnh Kim Khánh
                        Thực hiện phóng sự: Татьяна Каширская
                        Biên dịch: Bùi Văn Tú, Nguyễn Duy Quang (BBT)








Ngày 23 tháng 02 hàng năm tại Nga là ngày lễ toàn dân tượng trưng sự quả cảm, lòng yêu nước, sự hi sinh vì hòa bình và sự bình an cuộc sống.
Tại trường đại học hàng hải ngày lễ này mang một ý nghĩa quan trọng. Trong suốt bề dày lịch sử, trường đã chuẩn bị những thủy thủ cho hạm đội thương mại và quân sự của Liên bang Nga.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các sĩ quan hải quân, những người đang truyền đạt kinh nghiệm quản lý các thế hệ học viên. Tôi tin chắc rằng thế hệ học viên trẻ sẽ đáp ứng những nhu cầu cần thiết phục vụ xứng đáng bảo vệ những lợi ích của nước Nga.
Tôi cũng xin dành sự trân trọng đặc biệt cho những thành viên có đóng góp cho sự phát triển của trường. Cảm ơn tất cả vì sự bền bỉ, tinh thần trách nhiệm và  tinh thần lao động sáng tạo!
Cuối cùng, tôi xin kính chúc tất cả sĩ quan, giảng viên, các cộng sự, các học viên và sinh viên sức khỏe dồi dào, năng động, sáng tạo, thành công, và bình an trong mọi việc.

Hiệu trưởng, Ogay S.A.

Biên dịch: Trịnh Quốc Vinh (BBT)


Sau khi vượt qua kì thi đại học tại Việt Nam, học viên Phạm Minh Việt đã từ Việt Nam tới đất nước Nga để đến với ngành hàng hải. Sau một năm học dự bị tiếng Nga, Việt đã trở thành học viên năm nhất khoa Điều khiển tàu biểu của trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy G.I. Trước kì thực tập cuối cùng của mình tại Việt Nam, Phạm Minh Việt có chia sẻ một chút về bản thân.

- Tôi đến với Vladivostok từ một thành phố đông đúc, đó là thành phố Vũng Tàu. Tôi xuất thân từ một gia đình lao động. Cha tôi là một lái xe, còn mẹ tôi là một giáo viên. Khi còn nhỏ tôi đã mong sẽ trở thành một giáo viên dạy toán, bởi vì tôi yêu những con số. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã có được cơ hội để học tập tại nước ngoài - tại Nga, và tôi đã có được nó. Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro" đã cử tôi đi học tại trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy.
Trước khi tôi đến Vladivostok, tôi không biết gì về đất nước Nga. Tôi đã được tiếp xúc với tiếng Nga một tháng tại Việt Nam, và sau đó thêm một năm nữa tại trường đại học hàng hải.
Khi tôi đến đây , đến thành phố Vladivostok, tôi cảm thấy nơi đây như vùng ngoại ô, nhưng sau đó tôi lại thấy nó rất thú vị. Mùa đông của Nga rất lạnh và tôi không thích tuyết lắm.
Tôi nhớ bài kiểm tra đầu tiên của một môn học khó trong kì học đầu tiên -  lý thuyết của các thiết bị tàu.
Khi không có tiết học, chúng tôi dọn tuyết trong khuôn viên trường học hoặc trực ban. Chỉ trong thời gian rảnh chúng tôi đi dạo trong thành phố.
Tôi đã thực tập hai lần tại Nga. Lần đầu tiên là trên tàu "Giáo sư Khljustin" và tôi đã được đến Bắc Cực, nơi mà tàu đi qua tuyến đường biển Bắc đến cảng Pevek. Còn lần thứ hai là trên còn tàu "Hi vọng" và được tới cảng Hàn Quốc.

Tôi đã chọn đề tài luận án: "Đánh giá rủi ro khi chuyển hướng trên các tàu của liên doanh Vietsovpetro", bởi sau khi tốt nghiệp tôi sẽ làm việc tại đó.

Tác giảPhạm Minh Việt
Thực hiện phóng sự: Phòng thông tin
Biên dịchNguyễn Duy Quang (BBT)


Bài phóng sự viết về học viên năm 5 khoa Lái, bạn Nguyễn Hải Khánh. Bạn đến thành phố Vladivostok vào năm 2011. Một năm bạn học tiếng Nga tại Viện Giáo dục Quốc tế, sau đó bạn trở thành học viên năm nhất khoa Lái tại trường đại học hàng hải Liên Bang Nga mang tên đô đốc GI Nhevelskoy. Hiện tại bạn đã hoàn tất khóa học tại trường, và nói tốt tiếng Nga. Các giáo viên khoa Lái nhận xét bạn  là một học viên xuất sắc, có trách nhiệm và có động lực cao. Đó cũng là tất cả những gì mọi người thường nói về bạn ấy.
Tôi đến từ thành phố Vũng Tàu, thành phố phía Nam Việt Nam. Ở đây người dân khai thác dầu khí, đánh bắt cá, chơi gôn, trượt sóng và đam mê trò chơi đua chó ... Đôi với tôi, thành phố Vũng Tàu là một thành phố văn minh, giàu đẹp.
Cha tôi là một kỹ sư hóa học, mẹ cô làm nghề kinh doanh. Từ nhỏ, tôi đã muốn trở thành một kỹ sư như cha tôi. Tôi rất vui khi sau một cuộc tuyển chọn, tôi được liên doanh dầu khí Vietsovpetro chọn cử đi học ngành hàng hải tại Nga, thành phố Vladivostok.
Trước khi đến Nga, tôi biết rất ít về rượu vodka, loài gấu, súng trường Kalashnikov và cái lạnh ở Nga. Khi ở Việt Nam, nhiệt độ thấp nhất chỉ khoảng 23 độ và tôi không cần mặc áo khoác ấm. Thời gian đầu, tôi đã rất khó khăn để chịu đựng mùa đông nước Nga, và sau đó tôi đã quen dần hơn.
Trước khi đến thành phố Vladivostok, tôi rất lo lắng, bởi vì tôi chỉ được học tiếng Nga 2 tuần trước đó. Khi tôi đặt chân đến, tôi chỉ  biết có hai từ "xin chào", "cảm ơn" và một câu "Tôi không hiểu". Và tôi nhanh chóng nhận ra rằng tiếng Nga thật khó, và suốt cả năm dự bị, tôi đã học tập tiếng Nga rất chăm chỉ.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến đây là rừng cây. Ở Nga có rất nhiều rừng, thời tiết rất lạnh, lại còn có cả biển. Giai đoạn đầu, tất cả chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi không biết tiếng Nga, không biết làm thế nào để đổi tiền, không biết tìm cửa hàng ở đâu ... Có giai đoạn, chúng tôi đã ăn chỉ một món mì ...
Tôi là một con người tự do, vì vậy trong suốt năm học, tôi đôi khi không thích kỷ luật nghiêm ngặt dành cho các học viên, song tôi nghĩ rằng việc dậy sớm vào buổi sáng là rất hữu ích. Vì tôi luôn đi ngủ rất muộn, vì vậy tôi thú nhận rằng vì lý do này, đôi khi vi phạm kỷ luật.

Kỳ học đầu tiên với tôi là đáng sợ nhất! Tôi ngồi và nghe các giảng bài trên lớp, và không hiểu bất cứ điều gì. Môn tôi gặp khó khăn nhất là "Lý thuyết của thiết bị tàu", còn tôi lại rất thích môn toán. Các bạn cùng nhóm chúng tôi, các bạn học viên Nga, hiểu bài giảng tốt hơn chúng tôi. Còn các bạn học viên Việt Nam thì lại học tập rất chăm chỉ. Khi đã là học viên năm lớn, tôi thậm chí đã có thể tự tin tham gia nhiều hội thi khoa học trẻ.
Chúng tôi nhận được rất nhiều các kỹ năng đi biển cần thiết vào kỳ thực tập đầu tiên trên tàu huấn luyện "Giáo sư Xlustin". Chuyến thực tập để lại ấn tượng khó quên cho chúng tôi, bởi vì chúng tôi đã được đến vùng biển phía Bắc, đi theo con đường vào cổng Bắc cực từ tp. Pevek! Sau đó là các kỳ thực tập trên các tàu của liên doanh "Vietsovpetro" ở Việt Nam, và kỳ thực tập thứ 3 trên con tàu Hi Vọng tại Hàn Quốc.
Kỳ thi "Gos” đối với tôi là khó khăn nhất, bởi vì trong khi thi có sự giám sát của cả hội đồng. Nhưng thật mừng là cả phần lý thuyết và thực hành tôi đã được trả với số điểm cao nhất - điểm 5. Tiếp theo là kỳ thực tập và sau đó là bảo vệ bằng tốt nghiệp. Tôi đã lựa chọn chủ đề cho riêng mình: "Điều chỉnh la bàn tàu với sự trợ giúp của NoriesNauticalTable». Trên tàu, mỗi ca trực, người trực phải xác định sự thay đổi của la bàn, vì vậy tôi nghĩ rằng chủ đề này sẽ rất hữu ích cho tôi trong công việc tương lai trên tàu "Vietsovpetro". Sau khi tốt nghiệp, tôi muốn làm việc trên biển 6-7 năm, và sau đó cố gắng thành lập công ty riêng của mình, bắt đầu kinh doanh riêng.
Trong thời gian học, tôi đã có chuyến đi trong lãnh thổ nước Nga. Tôi đã đến thăm 9 thành phố, nhưng tôi nghĩ rằng St. Petersburg là thành phố đẹp nhất ở Nga và thậm chí trên thế giới. Điều tôi cảm thấy rất thích và thú vị là sự khác biệt về thời gian và thiên nhiên ở Nga.
Tác giả: Nguyễn Hải Khánh
Thực hiện phóng sự: Phòng thông tin
Biên dịch: Phạm Văn Vượng (BBT)


Ngày 13/02 vừa qua, hai học viên khoa lái năm 4 Võ Quang Huy và Ngô Quang Hưng đã tham gia sự kiện văn hóa quan trọng của tp. Vladivostok và vùng Viễn đông  – buổi giới thiệu sách: Tuyển tập văn học vùng Viễn Đông (tập 1) trong đó bao gồm nhiều tác giả văn xuôi nổi tiếng.


Cuốn sách được xuất bản nhờ sự hỗ trợ tích cực từ quỹ "Thế giới Nga" chi nhánh vùng Viễn Đông và cũng chính ông Alexander Zubritskiy quản lý quỹ đã mời học viên trường đến tham dự buổi giới thiệu.
Đến với buổi giới thiệu sách hai học viên đã chuẩn bị một món quà đặc biệt gửi đến tất cả mọi người có mặt tại buổi chiều hôm đó. Họ bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay ủng hộ nhiệt liệt, đọc một trích đoạn "Cuộc sống là niềm vui" về biển của nhà văn Alexander Grinko với tất cả những cảm xúc, tâm trạng của một sinh viên năm tư đã trải qua những chuyến ra khơi, lênh đênh trên biển, để từ đó hiểu được cảm xúc của tác giả mô tả tâm trạng  khi thuyền chuẩn bị ra khơi.

Sự xuất hiện của học viên Việt Nam không chỉ gây ngạc nhiên cho những người có mặt tại buổi lễ mà còn gây bất ngờ cho ông Huỳnh Minh Chính, Tổng lãnh sự quán Việt Nam có mặt tại buổi hôm đó với vai trò khách mời danh dự.
Ngoài ra, đến với buổi tối hôm đó còn có sự có mặt của học viên năm 3 Nguyễn Sĩ Minh, người khao khát muốn tìm hiểu văn hóa Nga qua những bài văn trong thời gian rảnh của mình sau khi hoàn thành kì thi học kì. Bạn đã đến thư viện trẻ em vùng Primorye trong buổi ra mắt chương trình “Bản sắc dân tộc”. Nhiều vật dụng cổ xưa đã được giới thiệu tại buổi triễn lãm như: ấm đun nước nhiều năm tuổi, giầy dép, nhạc cụ cổ xưa của dân tộc Nga…

Học viên Việt Nam học tại trường Hàng hải không chỉ đạt kết quả cao trong học tập mà còn tích cực tham gia  các hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa Nga từ đó đưa mình tới gần với nước Nga, gần với văn hóa Nga, gần hơn với nơi đang sống và nuôi dưỡng họ.
Tác giả: Irina Trusova
Dịch bài: Bùi Văn Tú (BBT)

Một số hình ảnh của buổi sự kiện

















Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.