Thông thường, sau khi hoàn thành chương trình học năm nhất,
các bạn học viên sẽ trải qua một chuyến thực tập dài khoảng 2 tháng
trên các con tàu của trường. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm
của một số học viên khóa trên để có sự chuẩn bị tốt cho chuyến đi
dài ngày phía trước.
(Hình ảnh được chụp trên tàu Hy vọng chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết)
Đầu tiên là chuẩn bị quần áo, giày dép: 2 bộ đồ lao động
(1 bộ để làm việc và 1 bộ để đi học, đi tập trung, thường sẽ có
thông báo mang theo đồ gì); dép coi sau (không được mang dép lê); giày
bata để lao động; mũ lưỡi trai (các bạn sẽ thường xuyên làm việc
dưới trời nắng); găng tay; đồ thể thao (để tập thể dục buổi sáng);
đồ cá nhân: điện thoại, máy tính bản, máy tính, đồ sạc, kem bót
đánh răng, khăn mặt, vớ, quần áo lót…
Một số vật dụng cần thiết khác: bột giặt, móc quần áo,
dây phơi, ổ điện, ổ nối, bình đựng nước uống, cốc nước, máy cắt
tóc (tốt nhất mấy anh em chung nhau mua 1 cái mang lên tàu rồi cắt cho
nhau)… Bạn nào có mang kính cận
thì có thể buộc thêm sợi dây vào gọng để nếu làm việc trên cao thì
không bị rơi mất.
Trong thời gian đầu lên tàu, một số bạn có thể bị say sóng,
tốt nhất là mang theo thuốc chống say sóng, phòng trường hợp bão
bùng có cái mà dùng. Chắc không có bạn nào hút thuốc, mà nếu có
thì phải đem cho đủ dùng, mang nhiều để các bạn tây xin còn có cái
mà cho.
Nếu lịch trình tàu ra nước ngoài thì có thể mang theo usd để lúc lên bờ đi ăn uống, mua sắm, còn nếu đi trong nước Nga thì thường là lên đảo Sakhalin hoặc Kamtratka, mang rub theo phòng thân. Các bạn lưu ý, tiền bạc và các thiết bị điện tử phải cất giữ hết sức cẩn thận để tránh bị mất (đã có trường hợp xảy ra). Cố gắng đừng mang nhiều đồ, quần jean, áo sơ mi chắc chắn sẽ không được xài, chỉ mang những thứ thiết yếu nhất thôi.
Nếu lịch trình tàu ra nước ngoài thì có thể mang theo usd để lúc lên bờ đi ăn uống, mua sắm, còn nếu đi trong nước Nga thì thường là lên đảo Sakhalin hoặc Kamtratka, mang rub theo phòng thân. Các bạn lưu ý, tiền bạc và các thiết bị điện tử phải cất giữ hết sức cẩn thận để tránh bị mất (đã có trường hợp xảy ra). Cố gắng đừng mang nhiều đồ, quần jean, áo sơ mi chắc chắn sẽ không được xài, chỉ mang những thứ thiết yếu nhất thôi.
Thời gian biểu thực tập trên tàu thường như sau: tất cả
thực tập sinh sẽ được chia thành 3 nhóm. Trong một ngày, nhóm 1 sẽ đi
học, nhóm 2 sẽ đi làm, nhóm 3 sẽ đi trực, sang ngày tiếp theo thì
các nhóm đổi cho nhau. Các bạn đi trực cũng sẽ được xếp trực ở
những vị trí khác nhau: buồng lái (buồng máy), nhà bếp, nhà ăn,
phòng ăn của sỹ quan, nhà vệ sinh, gác cầu thang... Nói chung làm
việc, học tập, trực nhật nguyên ngày, sáng tối điểm danh như ở kí
túc xá.
Các bạn thực tập sinh cần mang theo vở và dụng cụ học tập
để đi học. Thông thường các bạn sẽ được học khoảng 3 môn nên cần mang
theo vài cuốn vở. Thầy giáo hướng dẫn thực tập có thể tính vở
chép trên lớp là báo cáo thực tập nên các bạn không phải viết báo
cáo mà chỉ cần trả bài đầy đủ cho thầy là xong (một số thầy không
chấp nhận, yêu cầu phải viết báo cáo riêng, cái này xui thì phải
chịu). Bật mí một số kinh nghiệm trả bài: Trả bài càng sớm càng
tốt, thường xuyên bám theo các bạn tây trả bài sớm để nắm được nội
dung những câu hỏi khó, tham khảo các bạn của nhóm đã trả bài trước
để còn chuẩn bị câu trả lời. Quan trọng là phải hiểu, có sự chuẩn bị
và tự tin thì mọi thứ sẽ ngon lành. Chương trình học trong chuyến
thực tập năm nhất thì tương đối đơn giản (đang nói khoa lái), chủ yếu
học cờ hiệu, các trang thiết bị cứu sinh, hệ thống lái, neo, cẩu,
dây buộc… Các bạn có thể chuẩn bị sẵn bộ tài liệu dành cho Матрос của Шарлай (hỏi các anh
khóa trên để xin hoặc tìm trên site của đơn vị), chương trình thực tập
thì liên hệ với phòng thực tập của trường ở UK1 để xin, đọc và
dịch ra để hiểu cần học gì và làm gì. Phần điền các giấy tờ thực
tập, nếu cả đại đội cùng đi tàu của trường thì không cần lo lắng.
Mọi người sẽ được hướng dẫn cụ thể.
Lúc mới lên tàu, nếu đi tàu Hy Vọng thì nhanh chóng chiếm mấy
giường gần cửa sổ, vừa rộng lại sáng sủa. Tốt nhất là nên chọn
bạn cùng phòng trước, để lên tàu xếp phòng cho nhanh. Các bạn sinh
viên Việt Nam nếu có đi thực tập chung thì cố gắng giúp đỡ lẫn nhau
trong công việc, học tập và trực nhật, giữ hình ảnh tốt đẹp để các
em khóa sau thực tập được thuận lợi.
Thêm một lưu ý nho nhỏ nữa, nếu tàu đi dài ngày thì nên
mang theo đồ ăn (mỳ tôm, lương khô, dăm bông, kẹo bánh) để lúc đói khổ,
thèm thuồng thì có cái mà nhai cho đỡ đói. Nói chung 2 tháng hè năm
nhất vất vả lắm mà đáng nhớ lắm (dành cho những tàu đi xa bờ dài
ngày). Vui, nhớ nhà, nhớ đất liền, nhớ đồ ăn việt nam. Nhớ người yêu
thì cố mà chịu. Tàu đi ra vùng khác thì cước phid gọi về Việt Nam
đắt lắm. Ai không tin cứ thử thì biết.
Hết 2 tháng thực tập tàu trường, coi như các bạn đã hoàn
thành xong nghĩa vụ nhập môn, nói chung là đã nếm trải được nhiều.
Con đường phía trước sẽ đỡ khó khăn hơn. Chúc các bạn có một chuyến
thực tập an toàn, bổ ích và đáng nhớ.
P/S: các bạn
khoa lái nếu có thắc mắc gì, không biết hỏi ai thì hãy liên hệ với
các anh khoa lái năm lớn, tin chắc là sẽ được giải đáp tận
tình.
Tác
giả: Huỳnh
Kim Khánh
(Cựu học
viên đại đội 12 khoa Lái)
Đăng nhận xét