Bài mới nhất

Vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 22/03/2015 tại phòng 200 Học viện quan hệ quốc tế MGU, Ban chấp hành Đoàn trường ĐH HH Nhevelskoy đã tiến hành họp chi Đoàn quý I nhằm tổng kết hoạt động chi Đoàn trong quý vừa qua và đặt ra phương hương hoạt động cho thời gian sắp tới. Đến tham dự buổi họp có đông đủ các Đoàn viên thanh niên đang theo học tại trường.
Untitled c4546
Toàn cảnh buổi họp chi Đoàn quý I năm 2015
Mở đầu buổi họp, đồng chí ủy viên Đoàn Hữu Hùng, thay mặt Ban Chấp Hành chi Đoàn, đọc bản báo cáo tổng kết hoạt động chi Đoàn trong quý I -2015. Qua đó, đồng chí đánh giá tình hình chung của đơn vị trong quý I như sau:
-     Có 7 đồng chí trong Chi Đoàn được cử đi học lớp Cảm tình Đảng do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok tổ chức.
-     Trong quý I vừa qua, các đồng chí Đoàn viên và Đảng viên trong chi Đoàn tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học của chi Đoàn. Kết quả kì I năm học 2014-2015 tất cả các đồng chí học viên đều hoàn thành tốt, với điểm tổng kết đều đạt từ 4 trở lên, đặc biệt có nhiều đồng chí đạt mức điểm tổng kết kì tối đa. Còn các đồng chí năm dự bị tiếp tục chương trình học tiếng Nga, chuẩn bị kiến thức để vào năm học chính thức.
-     Cũng trong quý I, BCH chi Đoàn trường đã phối hợp với BCH hội sinh viên thành phố Vladivostok và Tổng Lãnh sự quán tổ chức nhiều hoạt động tập thể bổ ích cho các Đoàn viên sinh viên:  tổ chức các buổi dã ngoại, giao hữu bóng đá, tổ chức đón Tết nguyên đán và tham gia cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị”, với kết quả đạt được: giải nhì nội dung nhạc hiện đại.
Sau đó đồng chí bí thư Huỳnh Kim Khánh có một số ý kiến đóng góp cho buổi họp:
-     Trong quý I vừa qua BCH đã đẩy mạnh việc viết bài cho tập san của đơn vị, và dự tính trong thời gian sắp tới sẽ cho ra mắt những số mới.
-     Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị và đóng góp vào hoạt động của chi Đoàn cho từng cá nhân,  mục tiêu là kết nạp các đồng chí Đoàn viên có thành tích xuất sắc vào hàng ngũ Đảng.
-     Nhắc nhở mọi người về việc học tiếng Nga, cũng như một số phương pháp rèn luyện trong học tập.
Tiếp tục buổi họp, đồng chí ủy viên Đoàn Mạnh Giỏi lên đọc bản báo cáo thu chi của chi Đoàn. Việc đóng Đoàn phí được thực hiện tốt trên tinh thần tự giác. Các khoản chi đều công khai và được sự đồng thuận của tất cả thành viên trong chi Đoàn.
Untitled 3dd80
Đồng chí ủy viên Đoàn Mạnh Giỏi phát biểu
Tiếp theo chương trình, đồng chí Trịnh Quốc Vinh lên trình bày tình hình phát triển của trang web “mguvla.net” trong quý vừa qua. Nhìn chung trang web của đơn vị vẫn tiếp tục phát triển, các bạn Đoàn viên tích cực gửi bài viết đóng góp cho trang web. Nhằm động viên, khích lệ các bạn, BCH chi Đoàn thống nhất trích một khoản tiền thưởng từ quỹ Đoàn.
Kết thúc phần tổng kết hoạt động của chi Đoàn trong quý I, đồng chí phó bí thư Lê Nhật Minh lên trình bày bản phương hướng hoạt động của chi Đoàn trong thời gian tới.

Đồng chí phó bí thư Lê Nhật Minh phát biểu
Sau bản phương hướng hoạt động là cuộc thảo luận chung của các Đoàn viên về các vấn đề còn tồn đọng trong chi Đoàn, đồng thời cũng lên kế hoạch cho các hoạt động trong thời gian tới một cách chi tiết. Cuộc thảo luận đã diễn ra sổi nổi, bình đẳng. Kết thúc thảo luận đã có rất nhiều vấn đề được giải quyết, như thống nhất tổ chức lại Câu lạc bộ Tiếng Nga với nhiều hoạt động thu hút hơn, cách thức tổ chức Ngày Văn Hóa Việt Nam và lễ 30/4 sắp tới.
Cũng trong buổi họp, đồng chí Đảng viên Lưu Quang Hiệu nhắc nhở các bạn sinh viên trong học tập, đối với sinh viên thì việc quan trọng nhất là học tập, nhấn mạnh rằng cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc học tập và rèn luyện bản thân.
Buổi họp chi Đoàn là một sự nhìn lại, sự đánh giá, và sự chuẩn bị cho các hoạt động chi Đoàn quý II, giúp chi Đoàn trở lên vững mạnh, phát triển trong tương lai.

 Người viết: Đoàn Hữu Hùng.

22.3.15
  Hôm nay tôi viết về nước Nga. Phải! Đó là nước Nga của tôi . Nghe thật buồn cười nhưng đó là cái tình yêu buồn cười và dung dị của tôi dành cho nó,
dành cho xứ xở bạch dương, xứ xở của vị lãnh tụ Lê- nin, người đã sát cánh cùng Bác Hồ kính yêu của chúng tôi và cả đất nước tôi, đưa nó trở về một quốc gia độc lập, tự do như cái mà nó vốn thuộc về.Tôi bén duyên với nước Nga từ hồi còn rất nhỏ, khi mỗi tối về bố và những người bạn của bố hay kể cho tôi về nước Nga – Xô Viết,  kể về cụ Lê-nin, kể về tình đồng chí giữa đất nước Nga với đất nước Việt Nam, giữa con người Nga với con người Việt Nam,…. và tình cảm ấy lớn dần trong tôi từ thuở nào không ai biết.
          Phải chăng tôi đã mặc định thứ tình cảm đó của mình với tình yêu của bố dành cho xứ Bạch Dương ? Tôi không rõ. Có lẽ là cả hai, tôi đã yêu xứ xở đó và yêu thêm phần tình yêu của bố tôi. Nga cũng đến với tôi qua những bài học lịch sử tôi được học trên lớp. Đó là những bài học về sự giúp sức của quân đội Nga với quân đội Việt Nam trong những trận chiến dành độc lập dân tộc; là những người con ưu tú của Việt Nam lên đường sang Nga du học để rồi quay trở về xây dựng đất nước, quê hương, có cái gì đó thân thiết lắm, nghĩa tình lắm giữa sợi dây tình cảm ấy. Là một người yêu văn thơ, tôi chẳng thể thờ ơ với những nhà thơ, nhà văn đến từ xứ bạch dương. Tôi cao hứng đọc bài thơ tình tuyệt hay của Puskin: 
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể,
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã đã tàn phai
Nhưng chẳng để em bận lòng hơn nữa
Hay lòng em phải gợn bóng u hoài”
(“ Tôi yêu em”)
          Tôi cũng say sưa với những những cuốn sách viết nên bởi văn hào Maksim Gorky hay Sholokov …. Họ là những tên tuổi lớn, những con người lớn làm nên chân dung đất nước, con người Nga, và nền văn học Nga. Tôi cũng yêu những tác giả vô danh, những mẩu chuyện, câu thơ của một ai đó tôi cũng không hề rõ, nhưng điều đó cũng chẳng có nghĩa lí gì. Có lẽ cái mà tôi quan tâm là văn học Nga, tôi yêu những cái thuộc về xứ sở này, chỉ đơn giản thế thôi!
          Và khi được sang đất nước mà tôi hằng yêu quý thì hình ảnh của Nga cũng theo đó lớn lên,to đẹp hơn,hùng vĩ hơn và cũng đậm nét hơn! Tôi nhớ là khi mới biết sang đây tôi rất là bỡ ngỡ ,bỡ ngỡ về tất cả mọi chuyện. Nhưng sau một thời gian ở đây tôi dường như đã yêu Nga- nơi sẽ trở thành quê hương thứ 2 của mình.Tại sao tôi lại nói vậy ư? Bởi mùa đông lạnh giá tràn trề-mùa xuân e lệ nép mình dưới khăn-mùa hè là những bình minh ,mang về nắng mới ngập tràn niềm tin-mùa thu trút lá kiêu xa,tràn về cùng với những gì nhớ nhung.(bốn mùa)
Sắc đông đang trải muôn ngàn lố-Gió cuốn mây ngàn, kéo tuyết rơi
Tuyết lạnh lùng, tuyết rơi trắng tóc-Mái tóc đen đi về dưới bóng mưa.
alt
Matxcova một ngày nắng hạ-Thả hồn mình xanh những vòm cây
Những tia nắng nhảy đùa trên phiến lá-Thắp nến vàng xao xuyến rộn bước đi
Ôi! Nắng nơi đây cũng giống quê mình-Cũng tỏa sáng cũng dịu dàng như thế
Biết gắt gỏng, biết đùa vui tinh nghịch-Biết ẩn mình trên những lối đi
Nắng vẫn vô tư khoe hương sắc cuộc đời-Đâu biết rằng có những chiều nắng hạ
Trên con đường nắng vàng là tri thức-Có cô bé ngắt lá xếp Cuộc đời.


          Bạn biết đấy vì Nga là một đất rất là rộng lớn nên tình yêu của mỗi người là khác nhau,tình yêu của mình thì chỉ là 1 mảnh ghép  trong nhiều mảnh ghép của những con người đã sống và trải ngiệm những điều hết sức tuyệt với ở mảnh đất thần kì.Vậy tại sao các bạn không thử đến đây nhỉ ,các bạn sẽ không lãng phí cuộc đời của mình đâu.
Tác giả: Lê Tuấn Sơn

22.3.15

Моя вторая мама

      Hôm nay tôi sẽ nói về một người mẹ thứ hai của tôi. Người mẹ thứ hai đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Một người mẹ bên nước Nga xa xôi.

      Tôi-một du học sinh đang học năm dự bị đã xa nhà đc 6 tháng. Bước đầu đã quen dần được cuộc sống xa nhà, xa gia đình. Nhưng đôi khi vẫn có lúc nhớ nhà da diết. Những lúc như vậy luôn luôn có một người động viên, hỏi han và chia sẻ những khó khăn đó với tôi. Người đó chính là cô giáo, nhưng cũng chính là người mẹ thứ hai của tôi.  Chỉ đơn giản là những lời hỏi han sức khoẻ , những sự  lo lắng khi chúng tôi gặp khó khăn với cuộc sống cùng những người bạn Nga… Nhưng quả thực đó chính là những tình cảm trân thành nhất của người giáo dành cho học trò, của người mẹ dành cho những đứa con.          
Ngôi nhà của cô Elena Ivanovna -nơi chúng tôi luôn luôn muốn đến.
       Ở cái nơi mà giá lạnh luôn bao trùm thì thật khó có thể tìm kiếm được không khí ấm ấm khi ở bên gia đình và người thân. Nhưng chúng tôi vẫn được tận hưởng cảm giác ấy mỗi khi bên Mama. Dù ngôn ngữ, đất nước và văn hoá khác nhau nhưng mỗi khi ở gần Mama, được nói chuyện với người, tôi lại cảm nhận được những cảm giác thân quen, cảm giác ấm áp khi được ở bên cạnh gia đình. Dù không trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình theo học nhưng Mama cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong học tập. Nếu không có Mama chắc có lẽ chúng tôi không thể thích nghi nhanh với cuộc sống mới nhanh như vậy. Cảm ơn cô -người mẹ thứ hai của chúng tôi rất nhiều.

Tác giả: Quốc Vượng

4.3.15 ,
Để hưởng ứng phong trào thi đua văn nghệ với chủ đề “Tiếng hát hữu nghị 2015” được tổ chức từ ngày 27/02/2015 đến ngày 03/03/2015, TLSQ phối hợp với ban chấp hành hội sinh viên Việt Nam tại Vladivostok đã tổ chức cho các sinh viên, thanh niên Việt Nam tham gia. Qua đó, đóng góp 4 tiết mục văn nghệ đặc sắc cho hội thi.
Tiếng hát hữu nghịlà một chương trình thường niên được tổ chức tại thành phố Vladivostok với sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên đến từ các trường đại học và các học viện âm nhạc trong vùng Primorye. “Tiếng hát hữu nghị 2015” diễn ra 2 buổi thi vào các ngày 01/03 – 02/03/2015 và 1 buổi Gala hoà nhạc ngày 03/03/2015 dành cho những đội đoạt giải. Mỗi buổi thi được chia thành ba phần: âm nhạc học viện, nhạc dân gian và nhạc đương đại.
Đội sinh viên Việt Nam với tên gọi Улыбкадружбы (Nụ cười hữu nghị) đã trình diễn 2 tiết mục đồng ca bằng tiếng việt và tiếng nga: Việt Nam ơi!Nụ cườivào buổi thi đầu tiên ngày 01/03/2015, được đông đảo khán giả đến dự hưởng ứng và  nhận nhiều lời khen ngợi. Cụ thể, cuối buổi thi, đội sinh viên Việt Nam nhận giải nhì về phần nhạc đương đại.

[youtube src="rtq6pKbflSI"/]

[youtube src="2_gIJnqzZ-8"/]


          Ngày 03/03/2015, các bạn sinh viên tiếp tục đóng góp cho đêm Gala hoà nhạc bằng 2 tiết mục mang đậm hồn Việt, cụ thể là: Cây đa quán dốc của tốp múa Quỳnh Như, Ngọc Phượng, Chi Mai; và tiết mục đơn ca Đất phương nam do sinh viên Lê Đăng Huy trình bày.   

[youtube src="MZ3M04yZ7vI"/]
 [youtube src="VwD-MomM4kM"/]

Nhìn chung,  với nhiệt huyết và sự tươi trẻ, các sinh viên Việt Nam đã đem tới chương trình một không khí vui tươi, mới mẻ nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Qua đó, tạo được tiếng vang tốt đẹp và quảng bá thành công về đất nước, con người Việt Nam đến các bạn bè quốc tế.
Người viết: Lê Nhật Minh
Một số hình ảnh trong và sau các buổi diễn:


HN001 08db9
HN003 29398

HN002 d642c
HN005 d107c
HN006 2732a
HN007 87f46
HN008 d9526
HN009 ebdec
HN010 1258b


23.2.15
Hòa chung không khí đón tết cổ truyền, chiều ngày 19/02/2015 tại hội trường số 200, dãy nhà 10 , khoa Quan hệ quốc tế trường ĐH Hàng hải quốc gia Vladivostok đã tổ chức tiệc tất niên chào đón năm mới Ất Mùi dành sinh viên châu Á đang theo học tại trường. 
 Đến tham dự gồm có đại diện bộ phận quan hệ quốc tế trường MSUN, các giáo viên dạy tiếng Nga và toàn thể sinh viên Việt Nam , Trung Quốc và Hàn Quốc đang theo học.

 Mở đầu chương trình là những bài thuyết trình, giới thiệu về  nét đặc trưng của ngày Tết ở mỗi quốc gia. Như ở Việt Nam , ngày tết là ngày sum họp gia đình với  cành đào, cành mai  được chưng trong nhà, câu đối, những món ăn truyền thống được soạn ra và các trò chơi dân gian được tổ chức trong 3 ngày Tết. Còn người dân Trung Quốc vào ngày tết thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và  đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
Tiếp nối các bài thuyết trình là những tiết mục văn nghệ và các trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc các nước, góp phần làm cho không khí Tết dù được tổ chức xa quê trở nên thân thuộc hơn đối với tất cả các sinh viên. Và cuối cùng mọi người  lại quây quần bên bàn tiệc tiễn năm cũ - chào năm mới với những món ăn truyền thống của 3 nước do chính tay các bạn sinh viên chuẩn bị. 
 Buổi tiệc là cơ hội để sinh viên các nước khác nhau hiểu hơn về văn hóa của nhau và từ đó giúp các bạn gần gũi nhau hơn. Những hoạt động như thế này cũng giúp cho các bạn sinh viên đang học tiếng Nga vượt qua những khó khăn trong học tập bởi các bạn cũng giúp đỡ nhau được nhiều hơn. Đồng thời đây cũng là dịp để giới thiệu đến các bạn bè quốc tế về văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống và con người Việt Nam.
Trong thời khắc giao thừa thiêng liêng, trái tim của những du học sinh dù ở nơi xa vẫn luôn hướng về quê hương, về Tổ quốc với mong ước năm mới nhiều thành công mới sẽ đến với đất nước .
Một số hình ảnh về Lễ hội mừng năm mới Ất Mùi tại trường ĐHHH MSUN:
Untitled a7836
Cờ đỏ sao vàng được giới thiệu qua trang phục của sinh viên đến từ ĐHHH VIMARU
Untitled 10ddc
Cành mai hiếm hoi tại đất nước Nga xa xôi
 1 8b9a5
Bàn tiệc được chuẩn bị do chính tay các sinh viên
2 f6a9e 
Sinh viên Việt Nam thuyết trình về Tết
 2 02627
Sinh viên Trung Quốc thuyết trình về năm mới
 2 b52e2
Bài hát chào đón năm mới được trình bày của sinh viên hàng hải VIMARU
 2 17bea
Phút giây ngẫu hững cùng cô giáo của anh em Kursant

Chụp hình lưu niệm cùng nhau 

Người viết: Nguyễn Hải Khánh.

18.2.15
Vào chiều ngày 18 tháng 2 năm 2015 (tức ngày 30 tháng chạp âm lịch), chi đoàn sinh viên trường ĐH Hàng hải quốc gia Vladivostok đã tổ chức buổi tổng kết – tất niên trang trọng đầm ấm. Buổi tất niên  này được tổ chức tại nhà hàng Nem Việt, với sự có mặt của các vị khách mời và toàn thể anh em sinh viên – học viên đang theo học tại trường.
Khách mời đến dự lần này gồm có bác Trần Duy Thi – Tổng lãnh sự quán Việt Nam thành phố Vladivostok, bác Nguyễn Tiến Dũng – chủ tịch hội người Việt tại vùng Viễn Đông cùng với các giáo viên đến từ Khoa quốc tế trường Đại Hàng hải quốc gia.
Để chuẩn bị cho buổi tất niên, Ban chấp hành chi đoàn đã lên kế hoạch từ trước rất kĩ càng, từ đặt món ăn, đặt bánh chưng, giò chả, chuẩn bị hoa mai cành đào…  tất cả với mục tiêu đem lại một cái Tết đầy đủ, ấm cúng nhất cho những người con đất Việt đang phải ăn tết xa quê hương.
Cũng trong buổi gặp mặt, đồng chí Bí thư Huỳnh Kim Khánh đã báo cáo sơ bộ về tình hình phát triển chi đoàn sinh viên tại trường, những hoạt động và thành tích mà chi đoàn đã đạt được trong năm cũ và những mục tiêu sắp đến trong năm mới, năm Ất mùi 2015. Qua đó, đồng chí Khánh cũng nêu rõ muốn chi đoàn phát triển vững mạnh thì trước tiên mọi cá nhân phải cố gắng vượt khó hoàn thành mục tiêu chung, và quan trọng nhất là tất cả cùng đoàn kết đồng lòng với nhau. Đồng chí cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thầy cô, Tổng lãnh sự quán thành phố Vladivostok và Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ các bạn trong quá trình sống và học tập trên nước Nga.
Bên mâm cơm với bánh chưng xanh, giò lụa trắng cùng cánh mai vàng… những khúc ca hát về Tết, về mùa xuân được anh em sinh viên biểu diễn càng làm cho bữa tất niên càng có không khí xuân. Những điệu nhạc xuân tươi vui, đầy sức sống như Mùa xuân quê em, Ngày xuân long phụng sum vầy, Con bướm xuân, Xuân quê tôi … hay những bản tình ca trầm lắng như Khúc giao mùa, Xuân này con không về… mang lại cho mọi người thật nhiều cảm xúc trong những thời khắc chuyển giao này.
Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lửa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.
Nhân dịp năm mới Ất mùi 2015, tập thể sinh viên trường ĐH Hàng hải Quốc gia Vladivostok kính chúc ông bà, cha mẹ, những người thân yêu cùng tất cả mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, nhiều điều tốt vạn điều hay và gặt hái thật nhiều thành công trong cuộc sống.

1 f21ba
Bác Thi cùng bác Dũng cụng ly chúc xuân cùng các sinh viên.
2 bác đánh giá cao tinh thần đoàn kết, độc lập của Chi đoàn trường với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả.

1 886ed
Các giáo viên người Nga đến chung vui cùng các học trò thân yêu của mình.
1 523a2

1 4a31e

Người viết: Trương Hiền. 

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.