Bài mới nhất

9.10.15

Các học viên Việt Nam nói rằng “MSUN là trường của chúng tôi, Vladivostok là thành phố của chúng tôi”

Theo thường lệ tại khoa tiếng Nga trường Đại học hàng hải Quốc gia Liên bang Nga, tp.Vladivostok đã diễn ra lể tốt nghiệp cho các sinh viên Việt Nam. Những sinh vên trong khoa ngày nào giờ đã nhập học vào các chuyên ngành khác nhau và đã trải qua lễ khai giảng như là một học viên của trường. Năm nay, lễ khai giảng hướng tới kỷ niệm 50 năm từ ngày trường Đại học hàng hải lâu đời nhất vùng Viễn Đông, Liên bang Nga mang tên đô đốc hải quân lừng danh Gennady Ivanovich Nevelsky.
Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro (Vũng Tàu) hiện đang cần những chuyên viên hàng hải bậc đại học chuyên ngành điều khiển tàu biển, máy tàu biển và điện tàu biển – và hàng năm, cùng với đại học hàng hải Việt Nam VIMARU (Hải Phòng) cử những sinh viên Việt Nam sang tp.Vladivostok học lấy chuyên ngành tại trường.
Theo khuôn khổ đề án hợp tác giáo dục Liên bang Nga – Việt Nam, các học viên mới sang sẽ trải qua một năm dự bị học tiếng Nga và văn hóa Nga để chuẩn bị cho việc theo học đại học tại trường.
Các học viên Việt Nam đã học một cách hăng say và chuyên cần chuẩn bị cho việc nhập học vào trường đại học. Họ đã nắm được các điểm khó của tiếng Nga dưới sự hướng dẫn của các giáo viên trong khoa, đồng thời hình thành nên những kỹ năng nhất định, cần thiết cho chuyên ngành của mình sau này.
Hiện tại, các sinh viên Việt Nam đã chính thức trở thành học viên của trường. Đối với họ, so với một năm vừa qua, một cuộc sống mới đã thực sự bắt đầu.
Và dưới đây là những chia sẻ của các sinh viên Việt Nam, mà hiện tại đã là học viên trường, về khoảng thời gian học dự bị tại khoa Nga.
Học viên Võ Bình Sơn chia sẻ cảm nghĩ của mình về thành phố: «Vladivostok thường được biết đến như là một thành phố trên những ngọn đồi, các tòa nhà trong thành phố như “dồn” cả lên trên đồi. Đây là thành phố của giới trẻ và sinh viên, vì có nhiều trường đại học tọa lạc tại đây. Tôi hiện đang theo học tại Đại học Hàng hải Quốc gia Liên bang Nga. Trường là một trong những đại học hàng hải nổi tiếng tại Nga. Tp.Vladivostok có khí hậu tuyệt vời cùng cảnh quan thiên nhiên và những bãi biển tuyệt đẹp. Với tôi, tất cả đều rất mới lạ.».
Học viên Nguyễn Ngọc Nghĩa chia sẻ thêm rằng, ước mơ học tại Đại học hàng hải của anh ấy đã trở thành hiện thực: «Tôi đã trả qua một năm học tiếng Nga, để có thể trở thành học viên trường. Tôi có một ước mơ là mở ra cho bản thân một thế giới mới. Tôi muốn trở thành thuyền trưởng để “tô điểm” thêm cho những đại dương. Sống tại Nga, tôi đã nhận thấy sự khác biệt hoàn toàn so với khi sống tại Việt Nam. Vladivostok – một thành phố lớn, tại đây không khí trong lành, người dân thân thiện. Họ dường như sẽ trở thành những người bạn của tôi trong cuộc sống mới này».
Học viên Đoàn Mạnh Giỏi cho rằng, anh ấy đã quyết định đúng khi đến tp.Vladivostok học tại trường. «Từ bé tôi đã mơ ước trở thành bộ đội, vì tôi yêu Tổ quốc của mình và muốn đóng góp vào sự gìn giữ độc lập của nước nhà. Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường phổ thông, tôi nhập ngũ, và sau hai năm tại ngũ, tôi vào học tại trường VIMARU, sau đó là đến tp.Vladivostok để học tiếp. Ngay khi vừa đặt chân đến, tôi đã thấy ngay những học viên trong những bộ đồng phục nghiêm chỉnh. Phục vụ trong quân đội, tôi hiểu rằng kỷ cương là cần thiết trong môi trường học tập. Năm năm theo học tại trường tới đây sẽ cho tôi nhiều điều mới lại. Trong thơ ca Việt Nam có câu đúng với tâm trạng của tôi: «Khi tôi ở chỉ là nơi đất ở; Khi tôi đi đất đã hóa tâm hồn».


Học viên Lê Tuấn Sơn mừng vui khi ước mơ của mình thành hiện thực: «Tôi học tiếng Nga để trở thành một thuyền viên. Tôi yêu biển cả, vì cha tôi đã là một thuyền viên và ông đã kể cho tôi về những chuyến phiêu lưu, những trận bão tố và những miền đất, quốc gia mới».
Học viên Bùi Văn Tú từng là sinh viên trường VIMARU trong 1 năm và đã ước mơ về nước Nga : «Tôi biết đến nước Nga từ những thông tin qua truyền hình, báo chí, câu chuyện và hiện tại, tôi đang sống tại Nga. Thời gian tại Vladivostok dường như trôi nhanh hơn so với khi tôi ở Việt Nam. Vladivostok – thành phố cảng với những cảng hiện đại. Những cảng này rất quan trọng với thành phố, vì qua đó hàng hóa được lưu thông. Thành phố Hải Phòng của tôi cũng là thành phố biển, và Hải Phòng hiện đã kết nghĩa với Vladivostok. Đọng lại trong tôi rất nhiều cảm xúc về người dân tp.Vladivostok. Tôi nghĩ rằng tại đây mình sẽ học được nhiều điều tốt đẹp mới».
Học viên Phạm Văn Vượng thì lại chọn tp.Vladivostok để trải nghiệm bản thân mình: «Từ bé tôi đã thích Toán và rèn luyện Toán ở trường cũng như ở nhà. Tôi cũng thích thú với điện. Tôi biết sửa món đồ điện đơn giản, vì thế tôi chọn ngành Điện tàu biển. Tôi đã có cơ hội nhận học bổng nhà nước và đã hiện thực hóa ước mơ của mình. Giờ đây tôi đã trở thành một học viên. Tôi còn có một sở thích khác là nấu nướng. Vladivostok – thành phố tuyệt đẹp. Gây ấn tượng với tôi là mùa động tại đây có rất nhiều tuyết. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy tuyết. Ấn tượng khác là người Nga văn minh, người dân Nga cởi mở chan hòa, đã giúp đ tôi trong học tập và cuộc sống. Dẫu biết rằng phía trước là chông gai, song tôi tin rằng tôi đã đúng khi chọn Vladivostok là nơi biến ước mơ của mình thành hiện thực».


Học viên Nguyễn Duy Quang chia sẻ thêmHiện tôi học tại trường sau năm nhất tại trường VIMARU  Việt Nam. Tôi thích tìm hiểu công nghệ điện, điện tử, vì thế tôi chọn ngành Điện này. Tôi rất thích Vladivostok, tại đây mùa hè khí hậu lý tưởng cho việc tắm biển và tắm nắng. Mùa đông tại đây lạnh hơn  Việt Nam, biển đóng băng và tôi có thể đi trên băng. Người dân Vladivostok chân thành. Và tôi biết thêm rằng con gái Nga đẹp nhất nhì thế giới».
Học viên Bùi Công Thành hiểu rằng cuộc sống mới tại Vladivostok «không phải là quãng thời gian đơn giản với bản thân, song anh ấy cho rằng càng va chạm cuộc sống bao nhiêu, càng nhận được kỹ năng sống nhiều bấy nhiêu. Điều này giúp anh ấy trở thành một thuyền viên tốt trong tương lai».
Còn học viên Vũ Hồng Phong chia sẻ thêm: «Tôi đã mơ về cuộc sống tại một đất nước khác. Thoạt đầu tôi không muốn trở thành thuyền viên vì tôi sợ biển cả và không muốn rời xa gia đình. Nhưng tôi sẽ không thể nào dễ dàng kiếm được một công việc tốt tại Việt Nam, vì thế tôi quyết định đến tp.Vladivostok học tài trường ĐH hàng hải. Hiện tại tôi gặp ít khó khăn hơn khi giao tiếp với người Nga, vì tôi đã và đang học tiếng. Những người dân Nga tốt bụng đã giúp đ tôi nhiều. Đại học Hàng hải Quốc gia Liên bang Nga, tp.Vladivostok là một đại học danh tiếng, đã đào tạo ra nhiều lớp thuyền trưởng. Tôi đã trở thành một học viên, và tôi tự hào vì điều này. Cuộc sống của những học viên có phần giống như trong quân đội, vất vả, song tôi không sợ khổ. Ngay bây giờ, tôi có thể nói rằng  nơi đây là trường học của tôi, nơi đây là thành phố của tôi. Thành phố Vladivostok rộng và đẹp. Người dân Vladivostok tốt bụng và chan hòa. Tôi cần cố gắng nhiều hơn nữa đ trở thành một thuyền viên tốt, và sau đó là một thuyền trưởng tốt».
 Tới đây sẽ là một nhóm các sinh viên Việt Nam mới sang học tiếp tiếng Nga tại khoa. Các em ấy cũng sẽ được học tiếng Nga, được làm quen với thành phố mới, bạn bè mới. Không chi khả năng học tốt tiếng Nga, mà còn là nguyện vọng biến ước mơ của mình thành hiện thực là điểm chung của những học viên Việt Nam, những thuyền viên tương lai. 


Vietnamese cadets say, "This is our University, this is our city ..."

Another group of Vietnamese trainees completed their one-year course of Russian at the Nevelskoy MSU Department of Russian as a Foreign. The Vietnamese guys entered marine specialties and took part in the festival of Cadets’ Initiation. This year the festival was timed to celebration of the 50th anniversary of naming the oldest maritime institution in the Far East after the glorious seafarer – Admiral Gennady I. Nevelskoy.
That's what the Vietnamese students, current cadets, speak about the time spent at the Institute of International Education.
Voh Binh Shon shares his impressions about the city, "Vladivostok has a wonderful climate, stunning natural beauty and beaches. All this is new in my life".
Cadet Nguyen Ngoc Ngia adds that Vladivostok is a big city, there is fresh and clean air, friendly people, they will be friends in my new life.
Doan Minh Zhoy thinks he made the right choice when he came to Vladivostok.
Le Tuan Shon is happy that his dream came true.

L.A.Kiva 
9 october 2015 year


9.10.15

На кафедре русского языка как иностранного МГУ им. адм. Г.И. Невельского прошел очередной выпуск вьетнамских студентов, в течение года изучавших русский язык. Вьетнамские ребята поступили учиться на плавательные специальности и приняли участие в празднике посвящения в курсанты, которое в этом году было приурочено к празднованию 50-летия присвоения старейшему морскому вузу на Дальнем Востоке России имени прославленного мореплавателя – адмирала Геннадия Ивановича Невельского.
Предприятие «Вьетсовпетро» нуждается в высококвалифицированных специалистах морского профиля – судоводителях, судомеханиках и электромеханиках – и ежегодно, совместно с университетом ВИМАРУ (Хайфон, СРВ) направляет вьетнамских студентов во Владивосток в Морской университет для получения высшего морского образования.
В рамках международного  российско-вьетнамского образовательного проекта молодые люди  изучали русский язык и русскую культуру, чтобы подготовиться к освоению будущей специальности  морского профиля.
Вьетнамские студенты целенаправленно и усердно  готовились к поступлению в вуз, постигая с помощью преподавателей кафедры сложности русского языка и формируя определенные навыки, необходимые для характера будущего моряка.
Сейчас вьетнамские студенты являются курсантами, для них начинается новая интересная жизнь, к которой они шли весь год.

Вот что говорят вьетнамские студенты, нынешние курсанты, о времени, проведенном в стенах Института  международного образования.
Во Бинь Шон делится впечатлениями о городе: «Владивосток часто называют городом на сопках, все его здания устремились вверх. Это город молодежи и студентов, потому что в нем  есть несколько университетов. Я учусь в МГУ им. адм. Г.И. Невельского. Это один из известнейших морских университетов России. Во Владивостоке прекрасный климат, потрясающие  природные красоты и пляжи. Все это новое в моей жизни».
Курсант Нгуен Нгок Нгиа добавляет, что исполнилась его мечта, он учится в Морском университете: «Один год я изучал  русский язык, чтобы стать  курсантом. У меня есть мечта – открыть для себя мир. Я хочу стать капитаном, чтобы  покорять океан… В России я увидел другую жизнь, отличающуюся от вьетнамской. Владивосток – большой город, здесь свежий и чистый воздух, дружелюбные люди, они будут друзьями в моей новой жизни».
Доан Мань Жой считает, что он  сделал правильный выбор, когда приехал во Владивосток. «В детстве я мечтал стать солдатом, потому что я люблю свою страну и хотел внести свою лепту в защиту ее независимости. После окончания школы я ушел в армию, а через два года поступил в ВИМАРУ, а потом приехал во Владивосток. Я сразу увидел курсантов в форме. Я был в армии и понимаю, что дисциплина очень важна. Я буду учиться 5 лет и узнаю много интересного. Во вьетнамской поэзии есть фраза: «Когда я жил, только земля жила,  когда я ушел, у земли уже была душа».
Ле Туан Шон рад тому, что его мечта осуществилась: «Я изучал русский язык, чтобы стать моряком. Я люблю море, мой отец был моряком, он рассказывал о своих приключениях на море, о бурях, о других странах».

Буй Ванту был  студентом ВИМАРУ во Вьетнаме один год и мечтал о России: «Я знал о России из информации по телевидению, газет, рассказов, а теперь я живу здесь. Во Владивостоке время идет быстрее, чем во Вьетнаме. Владивосток – морской город, здесь есть современный порт, он важен для города, через него идут разные грузы. Мой родной город Хайфон тоже морской порт, он побратим Владивостока. У меня сильное впечатление о людях города. Я думаю, что получу хорошее образование».


Фам Ван Выонг выбрал Владивосток, чтобы реализовать себя: «В детстве я любил математику, много занимался в школе и дома. Меня еще интересует электричество. Я умею ремонтировать электроприборы, поэтому я решил стать инженером-электромехаником. У меня был шанс получить стипендию от государства и реализовать свою мечту. Теперь я стал курсантом. И еще у меня есть хобби – кулинария. Владивосток – красивый город. Меня впечатлило, что зимой здесь много снега. Я первый раз увидел снег. Другое впечатление – культурный русский человек, люди общительные и помогают мне в учебе и общении. Хотя я знаю, что в будущем будет сложно, я верю, что я правильно выбрал Владивосток, чтобы реализовать свою мечту».

Нгуен Зуи Куанг  добавляет: «Я учусь в Морском университете после  обучения на первом курсе ВИМАРУ во Вьетнаме. Я люблю заниматься электротехникой, поэтому выбрал специальность электромеханика. Мне нравится Владивосток, здесь хороший климат летом, можно купаться и загорать. Зимой холоднее, чем во Вьетнаме, море замерзает и по нему можно ходить. Жители Владивостока очень сердечные люди. И еще я узнал, что девушки в России одни из самых красивых в мире».

Буй Конг Тхань понимает, что новая жизнь во Владивостоке «непростое время для него, но он думает, чем труднее жить, тем он получит больший жизненный опыт, а это поможет стать хорошим моряком».
Ву Хонг Фонг  добавляет: «Я мечтал о жизни в другой стране. Я не хотел быть моряком, потому что боялся моря и не хотел уходить от родителей. Но я не смог бы найти хорошую работу во Вьетнаме, поэтому я приехал во Владивосток учиться в Морском университете. Сейчас у меня уже меньше проблем в общении с русскими, потому что я учу язык. Русские товарищи общительные и помогают мне. МГУ им. адм. Г.И. Невельского – известный университет, в нем учились многие капитаны. Я стал курсантом и этим горжусь. Жизнь курсантов как в армии, это сложно, но я не боюсь. Сейчас  я могу говорить – это мой университет и мой город. Город красивый и большой. Жители Владивостока хорошие и общительные. Я по-прежнему

должен много стараться и учиться, чтобы стать хорошим моряком, а потом капитаном».
Скоро новая группа молодых ребят из Вьетнама приступит к занятиям на кафедре русского языка как иностранного (зав. кафедрой Н.Ю.Бойко). Они также будут изучать русский язык, знакомиться с новым городом, находить новых друзей. Вьетнамских студентов объединяет не только возможность изучить русский язык, но и желание реализовать свою мечту – стать моряками. 

Л.А. Кива, 
старший преподаватель кафедры РКИ ИМО
 
9 октября 2015 года , msun.ru


       Ngày 26/09/2015, tại trường  Đại học HH quốc gia LB Nga Nhevelskoi đã diễn ra lễ khai giảng năm học mới, đây được coi là một trong những sự kiện trọng đại hàng năm của trường. Đặc biệt lễ khai giảng năm nay được tổ chức đúng vào ngày kỷ niệm 50 năm ngôi trường Hải quân lâu đời nhất ở vùng Viễn Đông Liên Bang Nga được đặt tên theo vị đô đốc nổi tiếng – Gennadi Ivanovich Nhevelskoi
       Buổi lễ được tổ chức tại sảnh đại lễ với sự hiện diện của Ban giám hiệu nhà trường, các vị khách mời, các thầy cô giáo và các tân học viên cùng người thân, bạn bè.
      Sau nghi lễ chào cờ trang trọng, các tân học viên theo lệnh của Hiệu trưởng, tất cả cùng đồng loạt nghiêm trang khoác lên vai chiếc yếm xanh sọc trắng – biểu tượng cho tinh thần quả cảm và danh dự của người thủy thủ. Tiếp đó, Ivan Kobdar – học viên khóa cuối khoa Điều khiển tàu biển có bài phát biểu nêu cao truyền thống lâu đời của trường, cùng lời dặn dò các tân học viên khi đang đặt những bước chân đầu tiên lên con đường trở thành những người lính tương lai. Những người lính trẻ cùng hô vang lời tuyên thệ với một sự hăng hái và quyết tâm cao.


     
      Sau khi bài hát truyền thống của trường kết thúc, tân học viên cùng lắng nghe những lời chúc mừng đến từ Phó thống đốc vùng Primorye Zabolotnoi, Giám đốc Sở giáo dục và khoa học vùng Primorye Grigorivoy, Thị trưởng thành phố Vladivostok Pushkarov, cùng những lời dặn dò rất tâm huyết từ các vị khách mời khác.

    Tiếp nối lễ kỷ niệm, tất cả học viên toàn trường tập trung tại sân lớn để chuẩn bị cho phần diễu hành quy mô lớn. Mặc dù chỉ trải qua một thời gian ngắn luyện tập nhưng các tân học viên đã thực hiện nhuần nhuyễn các động tác, nhịp điệu và nghi thức truyền thống dưới nền trống rộn ràng của dàn nhạc.


     Phần cuối của buổi lễ là nghi thức trao Thẻ học viên đến tay từng người thủy thủ trẻ. Cái nắng ấm mùa thu ngày hôm nay như góp phần làm không khí buổi lễ thêm trang trọng. 

Bài viết tiếng Nga: http://msun.ru/ru/news/id-4150

1.10.15
  Những ngày cuối trước khi nhập học của tôi thật sự là những ngày “bận rộn”, tôi và các bạn phải chạy khắp nơi, mua sắm mọi thứ để sẵn sàng bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới. Sẽ chẳng còn những ngày “ăn chơi” thoải mái, được ngủ nướng đến giữa trưa, chiều chiều dạo biển tắm nắng nữa…  Tôi sẽ trở thành một kursant(học viên), sống và học tập trong một thế giới khác, một thế giới với đầy những quy tắc và kỷ luật nghiêm khắc...
Vẫn theo như truyền thống, các sinh viên khóa trên đã tổ chức cho chúng tôi một cuộc họp mặt nhỏ, giải thích, khuyên bảo và hướng dẫn chúng tôi làm thế nào để thích nghi và hòa nhập một cách tốt nhất với cuộc sống của một kursant, trên cơ sở đó tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức. Trong những ngày tiếp theo các anh dẫn chúng tôi đi mua sắm những vật dụng cần thiết cho học tập và cần có của một kursant.

image 1
Trong những ngày này, tôi và các bạn cũng hay đi chơi, tham quan trong trung tâm thành phố, tận hưởng những ngày “ăn chơi” cuối cùng trước cuộc sống mới. Sau này khi vào học, nhóm sáu người chia ra ba khoa, mỗi khoa sẽ ở một chỗ khác nhau, sẽ không còn ở chung với nhau nữa, thời gian tán gẫu hay tụ tập đi chơi sẽ không còn nhiều…
P 20150822 212524
IMG 1813
Chúng tôi cũng chia tay với các bạn đến từ Nhật, cùng sinh sống và học tập với mình trong suốt thời gian qua…
image3
Tất nhiên, công việc dọn đồ cũng chiếm của tôi cả khối thời gian, phải phân loại, sắp xếp đồ đạc thật gọn gàng. Đồ đạc bày ra chật cả sàn, lúc này mới nhận ra đồ của mình ở đâu ra mà nhiều vậy !?
11950800 799706170147661 428904629 n
Dù đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo hầu như về mọi điều, nhưng tất nhiên lo lắng và hồi hộp trước một cuộc sống mới là không thể tránh khỏi. Không biết mình sẽ sinh sống, học tập như thế nào trong một tập thể hầu như là người nước ngoài, cả bạn bè, thầy cô… nhất là trong khi mình chưa tốt lắm về tiếng Nga…
10696155 676918992424236 4131638699150398511 n
Những ngày cuối thật sự rất thú vị, mang đến cho tôi nhiều cảm xúc, vừa lo lắng, hồi hộp vừa nóng lòng, mong đợi vào một cuộc sống mới – cuộc sống của một kursant.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.