Bài mới nhất



Vài dòng tâm sự giành cho những người anh em của tôi…

 In loneliness, in sickness, in confusion-the mere knowledge of friendship makes it possible to endure, even if the friend is powerless to help. It is enough that they exist. Friendship is not diminished by distance or time, by imprisonment or war, by suffering or silence. It is in these things that it roots most deeply. It is from these things that it flowers. 
                                                                                                Pam Brown

Đó là câu danh ngôn tôi tình cờ đọc được trong một cuốn tạp chí của thi sĩ người Úc Pam Brown, và kể từ thời điểm đó nó đã trở thành phương châm sống của tôi.
Tạm dịch nôm na câu nói là:

“ Trong sự cô đơn, trong đau ốm, trong bối rối – nhận thức về tình bạn khiến ta có thể bước tiếp, thậm chí ngay cả khi bạn ta bất lực không thể giúp ta. Họ ở đó là đủ rồi. Tình bạn không phai nhạt bởi không gian hay thời gian, bởi sự giam cầm của chiến tranh, bởi khổ đau hay sự im lặng. Chính trong những thứ đó mà nó bắt rễ sâu nhất. Chính từ những thứ đó mà nó nở hoa.”

Tình bạn mà tôi muốn nói đến ở đây không phải là tình bạn đơn thuần giữa 2 người bạn thân, mà nó là của cả một tập thể, là tình đồng chí, tình anh em của những học viên đang học tập tại “ngôi trường thân yêu” MGU Nhevelskoy, thành phố Vladivostok, Liên bang Nga.

Cho phép tôi được giới thiệu đôi câu về ngôi trường này cũng như về anh em chúng tôi. Không giống như những ngôi trường đại học bình thường khác, trường tôi đào tạo những chuyên ngành liên quan đến hàng hải theo hệ “bán quân sự”, nghĩa là ngoài việc học các môn chuyên ngành ra chúng tôi còn phải sinh hoạt như trong quân đội (phải xếp hàng, phải đi đều, phải trực, phải lao động,...). Ngoài ra, tất cả những sinh viên học theo hệ bán quân sự được miễn toàn bộ tiền học, tiền ăn, tiền đồng phục. Chính vì cái  miễn phí đó mà chúng tôi phải đi lao động (cũng miễn phí luôn), phải đi trực, phải tuân thủ theo mọi mệnh lệnh của cấp trên... Nói đến đây chắc các bạn cũng phần nào hình dung được cuộc sống “thú vị” của anh em chúng tôi rồi nhỉ!!

Nhưng như câu nói của Pam Brown, chính trong những cực khổ, trong sự thiếu thốn, giữa con người ta hình thành một sợi dây cực kì chắc liên kết họ lại, tạo thành một tập thể vững chắc để cùng nhau đập tan những thử thách đó. Và tôi gọi sợi dây đó là “tình anh em”.

Khó có thể dùng một từ để diễn tả được tình anh em của chúng tôi. À không, có lẽ có một từ có thể miêu tả được gần đúng, đó là từ “ruột thịt”. Đúng vậy, không biết từ lúc nào, những con người mà mới chỉ 2 năm trước tôi vẫn còn chưa quen biết, giờ đã trở thành những người anh, người em thân thiết như người một nhà. Nói một nhà thì cũng đúng thôi, vì trường tôi nhỏ lắm, lại còn 1 ngày phải 3-4 lần xếp hàng ở sân trường, anh em gặp mặt nhau còn nhiều hơn người trong nhà chạm mặt. Cứ mỗi lần gặp nhau là lại cãi nhau, huých nhau mấy phát, lại xum lại 1 đám cười ầm ĩ hết cả lên. Chính những tiếng cười ấy khiến tôi cảm thấy bớt trống trẻo, bớt lạnh lẽo giữa cái sân trường rộng lớn ấy...
Trường tôi cái gì cũng miễn phí hết mà, ăn 1 ngày 3 bữa cũng hoàn toàn miễn phí luôn. Haizz, cái gì miễn phí thì chất lượng chắc các bạn cũng hiểu rồi đấy. Thử hình dung có những món cháo khi đã đổ ra đĩa, lúc úp đĩa xuống cháo không hề rớt; rồi có món cá sống ngửi còn khó nữa nói gì ăn; rồi tối nào cũng cá, cá, cá và cá. Chưa kể lâu lâu đang ăn, chợt nhìn xuống đĩa ăn thấy 1 em “ thiên thần” trắng toát đang ngoe nguẩy cùng cái “mũ màu đen” trên đầu mình... Ngày xưa khi còn học dự bị, tôi không biết được mùi vị của những món ăn ấy, nhưng tôi hiểu được rằng, một chén cơm cho các anh lúc ấy còn quí hơn vàng bạc rất nhiều lần. Rồi đến khi vô năm nhất, tôi không còn đem chén cơm ấy ra so sánh với vàng bạc nữa, mà tôi nhận ra rằng, sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy, một bữa tối đúng chất Việt Nam, ngồi quây quần bên nhau cùng anh em nó đã trở thành 1 cái gì đó thiêng liêng lắm, và tiền bạc thì không thể mua nổi. Và những người anh em giúp ta tạo nên điều thiêng liêng ấy, tôi đã coi họ như “gia đình”. Dù đôi khi người đông, thức ăn không đủ, có lúc phải cho muối mì tôm vào nước sôi làm canh, nhưng sao tôi vẫn thấy ngon lắm, trong lòng cảm thấy ấm lắm, cái ấm của tình cảm anh em, của tình cảm gia đình.

9/11/2015, tuyết lại rơi, lại một mùa đông nữa đến. Tôi lại nhớ về mùa đông khi mới bước vô năm nhất, cái mùa đông “khủng khiếp” nhất của mình. Sao năm ấy tuyết lại rơi nhiều như thế, khiến cho bọn năm nhất chúng tôi dọn không kịp. Cơn này vừa dứt 1 tí thì cơn khác lại tới. Cái cảm giác 6h sáng đang ngủ bị gọi dậy xúc tuyết giữa những cơn gió rít lạnh cóng nó khó chịu lắm chứ. Sáng xúc, trưa học về lại phải xúc đến bữa tối, ăn tối xong lại tiếp tục xúc. Rồi còn việc học hành nữa chứ, muốn về nhà thì phải trả môn sớm, giáo viên thì lại khó chịu nữa. Cái ý nghĩ không về nhà kịp nó cuộn lại cùng những đợt tuyết trắng xóa, nó khiến tôi như muốn gục ngã, chỉ muốn chui vô một góc tối và khóc. Nhưng bạn sẽ luôn có thể đi qua những thời điểm tối tăm của cuộc sống, nếu họ biết rằng có những người bạn vẫn đang đợi mình ở nơi có ánh sáng. Và không ai khác, họ chính là những người anh em của tôi. Tuyết còn có gì lạnh khi nó có thể được vo lại và chọi vào người khác, một xẻng đầy tuyết trở nên nhẹ hều khi bạn hất thẳng vô mặt người ta. Anh em chúng tôi biến buổi dọn tuyết mệt nhọc thành một cuộc chiến mà không phải ai cũng có cơ hội được tham gia. Rồi cứ đến cuối tuần, anh em lại rủ nhau xuống sân đá bóng, dù cho cái lạnh âm mười mấy độ cũng không cản nổi được niềm đam mê của chúng tôi. Một trận bóng với anh em là rất cần thiết để giải tỏa hết những căng thẳng sau một tuần học tập và lao động mệt nhọc... Và cứ như thế, anh em chúng tôi đã cùng nhau vượt qua được mùa đông lạnh giá của xứ sở bạch dương này.

Thời gian cứ thế chầm chậm trôi qua, có lẽ mỗi người chúng tôi ai cũng có những thay đổi, không còn hồn nhiên vô tư như trước kia nữa. Đã qua rồi những đêm trùm chăn đóng kín cửa coi phim ma, nhấm nháp tí vodka rồi ngồi đàn hát tới sáng, qua rồi những bữa ăn uống đập phá tanh bành cái phòng của mấy đứa dự bị. Mà giờ đây, ai cũng có sẵn trong mình những định hướng, những kế hoạch cho tương lai, cách nghĩ của mỗi người cũng đã khác trước, bởi ai rồi cũng phải trưởng thành mà. Rồi lịch thực tập, lịch nghỉ cũng khác nhau, khiến thời gian chúng tôi gặp nhau trở nên ít hơn. Nhưng với tôi, anh em thì vẫn sẽ mãi là anh em thôi! Bởi vì không sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể làm yếu đi tình bạn của những người thực tâm bị thuyết phục bởi giá trị của nhau. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì tình cảm giữa anh em chúng tôi cũng sẽ không bao giờ phai nhòa.

“Nếu tất cả anh em của tôi nhảy khỏi cây cầu, tôi sẽ không theo đâu, tôi sẽ là người ở bên dưới để đón họ khi họ rơi xuống.”

Thế là chỉ còn hơn 1 năm nữa, lứa sinh viên đầu tiên sẽ tốt nghiệp về nước làm việc. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không còn được gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Cảm ơn tạo hóa vì đã sắp xếp cho chúng tôi gặp được nhau, trải qua quãng đời sinh viên cùng nhau, và trên hết là cho chúng tôi cơ hội được cùng làm việc trong một công ty, cùng sống trong một thành phố. Thử tưởng tượng sau 15-20 năm nữa, khi mà chúng tôi ai cũng đã lập gia đình, cũng đã trải qua những thăng trầm trong cuộc sống, tất cả anh em họp mặt đông đủ trong một bữa tối, ngồi ôn lại những kỷ niệm thời sinh viên, ngồi đàn hát cho nhau như thời xưa ấy, rồi tự hào khi kể lại cho con cháu của mình rằng tuổi trẻ của cha chúng nó đã trải qua những gì và gặt hái được những gì tại đây. Ôi chỉ nghĩ đến lúc ấy thôi, trong lòng tôi nghe sao thật hạnh phúc quá...

Thế đó, tình cảm của anh em chúng tôi, những thủy thủ tương lai của đất nước bắt đầu như thế nó. Nó cứ càng ngày càng lớn mạnh trong tim mỗi chúng tôi. Và cũng sẽ chẳng có cái kết thúc nào cho tình anh em của chúng tôi cả. Vì chẳng dễ gì để bạn tìm thấy được những người anh em như thế trong cuộc đời bạn, và cũng chẳng dễ gì để tiêu diệt một thứ tình cảm mà được hình thành nên từ gian khổ và sự tôn trọng lẫn nhau. Đó sẽ là một thứ tình cảm bất diệt, vì tất cả chúng tôi đều hiểu được rằng:

Có một định mệnh biến chúng ta thành anh em: Không ai đi đường một mình, tất cả những gì ta gửi vào cuộc đời của người khác sẽ quay trở về cuộc đời của ta.

                                                                                                Edwin Markham



Tác giả: Hoàng Trọng Chung


10.11.15
6 ноября в Морском университете прошла видеосъемка участников международного проекта «Моё любимое стихотворение» — курсантов и студентов Морского государственного университета.
Инициатором этого интереснейшего проекта, посвященного Году литературы в России, выступила Азиатско-Тихоокеанская ассоциация преподавателей русского языка и литературы при поддержке Дальневосточного филиала Фонда «Русский мир». Главные задачи проекта — привлечение внимания к поэтическому богатству русской литературы, погружение в мир высокого русского слова.
Суть проекта заключается в создании цикла видеороликов, в которых люди разных возрастов и национальностей читают наизусть свои любимые стихотворения.
В Морском университете, хоть наш вуз и технический, многие курсанты и студенты знают и любят русскую поэзию. Поэтому ребята с интересом откликнулись на предложение преподавателей кафедры документоведения и русского языка поучаствовать в этом проекте, продемонстрировали на деле, что им не чужды красота русского поэтического слова, сила образности и глубина мысли, выраженные в стихах русских поэтов. И не только те, кто знает русскую поэзию с детства, изучал ее в школе, но курсанты-вьетнамцы также пожелали попробовать себя в этом непростом жанре – декламации стихов, продемонстрировать свое владение русским языком.
Участники проекта представляли разные факультеты и разные курсы. Это Елена Сергеева и Марина Нечаева (1 курс ФУМТ), Маргарита Курамаева и Алина Пермякова(3-й курс ФПСУ, «Документоведение и архивоведение»), студент 1-го курса ФЭИТ Сергей Архипов. Самое активное участие в проекте приняли курсанты СВФ: Илья Шульгин, Анастасия Шевцова (4-й курс), Мария Фарафонова (5-й курс) и их вьетнамские товарищи Чьонг Хиен, Нгуен Хай Кхань, Хуинь Ким Кхань (4-й курс), Во Куанг Зуй и Чан Дык Бинь (3-й курс).
Ребята читали стихи о море, о Владивостоке, о мужестве и о войне. Ведь 2015 год – год 70-летия Великой Победы. Лариса Степановна Баник, старший преподаватель преподаватель кафедры документоведения и русского языка, прочла стихотворение Юлии Друниной «Зинка» так проникновенно, что всех тронуло за душу, наступила тишина. И это была непроизвольная минута молчания в память о тех, кто отдал свои молодые жизни за их жизнь – мирную, светлую, полную возможностей и перспектив...
Конечно же, юные чтецы сильно волновались, ведь не каждый день их записывают на профессиональную видеокамеру. Но все старались, справлялись со своим волнением и в итоге остались довольны и результатом, и самим процессом. Видеооператоры проекта Кирилл Корнилов и Виталий Касилов снимали иногда по несколько дублей, проявив не только профессионализм, но и терпение. Работа видеооператоров не оставила сомнений, что видеофильм по итогам проекта «Моё любимое стихотворение» получится красочным и очень интересным! 

И.С. Трусова,
заведующая кафедрой документоведения и русского языка
 
9 ноября 2015 года


Ngày 6 tháng 11 vừa qua, tại trường Đại học hàng hải quốc gia Liên Bang Nga TP Vladivostok đã diễn ra buổi ghi hình các học viên, sinh viên tham gia dự án quốc tế “Bài thơ yêu thích của tôi”. Dự án đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các giảng viên, sinh viên đang học tập và làm việc tại trường.

Dự án này được thực hiện nhân kỷ niệm “Năm văn học  Nga”, được hỗ trợ bởi quỹ “Thế giới tiếng Nga” chi nhánh phía Viễn Đông. Ý tưởng của dự án là tạo ra sản phẩm video, mà trong đó người tham gia không phân biệt tuổi tác hay quốc tịch trình bày bài thơ yêu thích của mình, nhằm mục đích giới thiệu về sự giàu đẹp của văn học Nga, đồng thời nâng tầm phổ biến của tiếng Nga ra bạn bè quốc tế .

Tại trường Đại học hàng hải Liên Bang Nga, có rất nhiều sinh viên, học viên yêu thích thơ ca nước Nga. Vì vậy đã có rất nhiều thành viên tham gia nhiệt tình vào chương trình này, điều đó cho thấy thế hệ trẻ ngày nay không tỏ ra xa lạ với vẻ đẹp của văn thơ Nga, cũng như sức mạnh của hình tượng và chiều sâu tư tưởng được thể hiện qua những câu thơ. Không chỉ có những bạn trẻ người Nga biết đến thơ ca Nga từ những bài học vỡ lòng từ trong trường, những học viên đến từ Việt Nam qua một quá trình sinh sống và học tập ở đây cũng đã có những kiến thức về nền văn học phong phú của xứ sở cây bạch dương. 

Đến với dự án gồm các học viên và sinh viên người Nga từ nhiều khoa ngành và niên khóa khác nhau. Các học viên Việt Nam tham gia dự án gồm có: Trương Hiền, Nguyễn Hải Khánh, Huỳnh Kim Khánh, Võ Quang Huy, Trần Đức Bình.

Các sinh viên tham gia ghi hình đã trình bày những bài thơ viết về biển, về thành phố Vladivostok xinh đẹp, về lòng dũng cảm và về chủ đề chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Vì lần đầu ghi hình nên các thành viên trẻ cũng tỏ ra khá lo lắng khi đứng trước máy quay, nhưng tất cả đều cố gắng vượt qua sự lo lắng của mình nhằm thể hiện bài thơ được diễn cảm nhất. Qua quá trình quay phim và cộng tác chuyên nghiệp, tập trung của đội ngũ các thành viên tham gia, chắc chắn dự án “Bài thơ yêu thích của tôi” sẽ là dự án đầy màu sắc và thú vị.

Người dịch: Nguyễn Hải Khánh - Võ Quang Huy

Вышел в свет юбилейный выпуск газеты «Меридиан», посвященный 125-летию МГУ им. адм. Г.И. Невельского.

В этом номере:
Рубрика: «Годы. События. Люди» открывается рассказом о первом ректоре МГУ им. адм. Г.И. Невельского В.И. Седых.
Затем под этой рубрикой публикуются интервью, которые подготовила в юбилейный для Морского университета 2015 год, ведущий специалист Центра патриотического воспитания УВР, член Приморского отделения Союза российский писателей  Галина Якунина. Она побеседовала с ветеранами, которые были свидетелями и активными участниками развития морского образования в Приморье. И они до сих пор работают в вузе, составляя ядро профессорско-преподавательского состава, сохраняют традиции морской подготовки специалистов российского флота. О курсантских  годах  и работе в морском  вузе рассказывают: А.К. Лукашкин, А.Н. Панасенко, В.Н. Кучеров, В.М. Лобастов, Л.К. Лысенко, В.Ф. Гаманов, М.А. Коршунов, С.А. Огай.
О своей многолетней работе в вузе под рубрикой «Десятилетия, отданные морскому образованию» рассказывают В.Ф. Веревкин, Г.П. Кича, Р.Н. Паршуков, Я.Л. Виткалов, А.И. Тарасенко.
Также в выпуске публикуются материалы о Международной конференции «TEAM-2015: новые возможности судостроения»; о «Ледовом семинаре» офицеров Совкомфлота; о творчестве вьетнамских курсантов и другие.
Познакомиться с этим выпуском газеты можно в электронном варианте на сайте университета.

Информационный центр ОИУ МГУ 
10 ноября 2015 года

Chiều ngày 08/11/2015, Chi đoàn SV trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nhevelskoy đã tổ chức thành công cuộc họp chi đoàn quý III năm 2015. 
Tham dự buổi họp có:
-      44/51 đoàn viên thanh niên đang theo học tại trường.
-   Anh Lưu Quang Hiệu- Đảng viên, phó bí thư chi bộ Lãnh sự quán, nghiên cứu sinh trường ĐH hàng hải Quốc gia Nhevelskoy.
-    Anh Nguyễn Mạnh Nên, Vũ Văn Mừng- Đảng viên, giảng viên trường ĐH HH Vimaru, nghiên cứu sinh trường ĐH HH Quốc gia Nhevelskoy.
-   Đồng chí Võ Thị Hồng Diệu, Bùi Thị Chi Mai - đại diện BCH Chi đoàn trường ĐH Tổng hợp Liên Bang Viễn Đông.

Nội dung cuộc họp: Tổng kết đánh giá những hoạt động Đoàn, phong trào thanh niên quý III /2015, biểu dương những tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt, đồng thời thảo luận và vạch ra bản phương hướng hoạt động cho Chi đoàn trong thời gian sắp tới.

Mở đầu buổi họp, đồng chí phó bí thư Ban chấp hành Lê Nhật Minh trình bày bản báo cáo tổng kết hoạt động của Chi đoàn trong quý III /2015. Cụ thể:

Về học tập và rèn luyện, tất cả các thành viên chi Đoàn tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học của đơn vị.
-    Kết quả học tập năm học 2014-2015: 23/28 học viên đạt loại xuất sắc (chiếm 82%), 4 học viên đạt loại giỏi và 1 học viên đạt loại trung bình.
-      Phong trào ủng hộ sách giáo khoa cũ được hưởng ứng và đã thu được 1 số kết quả nhất định.
-      Họp mặt câu lạc bộ tiếng Nga tháng 10/2015.

Về hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, Chi đoàn đã tổ chức và tham gia các sự kiện có thể điểm qua như:
-    Lễ diễu hành đường phố kỉ niệm 155 năm (1860-2015) ngày thành lập thành phố Vladivostok (02/07/2015).
-   Giải bóng đá thường niên do Hội Người Việt thành phố Vladivostok tổ chức.
-     Các bạn học viên năm nhất khoa điện học lớp học vẽ tranh chủ đề về đại dương do trường ĐH Hàng Hải MGU tổ chức.
-   Sinh viên Việt Nam tham gia lễ hội nghệ thuật các dân tộc quốc tế hồi tháng 10/2015 với tên gọi “Gió Xlavo”.
-      Tham gia lễ hội đón Tết Trung thu do Hội hữu nghị Nga – Việt đã phối hợp cùng Trung tâm sáng tạo Thanh thiếu niên (TTST TTN) thành phố Vladivostok, Hội Người Việt Nam tỉnh Primorye đồng tổ chức.
-     Tổ chức buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên chuẩn bị đi thực tập và dự bị chuẩn bị nhập học năm nhất.

Tiếp sau, đồng chí Trưởng ban biên tập Trương Hiền đọc bản báo cáo hoạt động của website mguvla.net. Vì một số lí do khách quan, số lượng bài viết không được nhiều so với cùng kì quý  trước. Tuy nhiên, sự bổ sung nhân lực cho ban biên tập (hiện đã là 5 thành viên) bước đầu đã đem lại hiệu quả mở đầu bằng sự thay đổi lớn trong giao diện tương tác website. Bên cạnh đó, việc phát triển các mảng báo bằng cả 3 thứ tiếng Việt, Nga và Anh; đổi mới phương thức xếp hạng tích điểm đóng góp cho trang mguvla.net; phát triển dự án Câu lạc bộ tiếng Nga trực tuyến… chuẩn bị đưa vào hoạt động trong thời gian sớm nhất hứa hẹn sẽ thu hút số lượng lớn sinh viên tham gia.

Sau đó, đồng chí Bí thư Huỳnh Kim Khánh đọc bản phương hướng hoạt động của Chi đoàn trong quý IV/2015, với một số nội chung chính như:
-      Các học viên tiếp tục duy trì phong trào học tập tốt, cố gắng đạt thành tích cao trong học kì 1 năm học 2015-2016.
-   Tăng cường giúp đỡ các thành viên mới của đơn vị hòa nhập với môi trường và cuộc sống mới.
-      Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của đơn vị.

Cũng trong buổi họp, đồng chí Võ Thị Hồng Diệu đại diện BCH Chi đoàn trường ĐH Tổng hợp Liên Bang Viễn Đông có đôi lời phát biểu trước Chi đoàn SV ĐH HH, bày tỏ niềm vui trước lời mời tham dự cuộc họp cùng Chi đoàn, khẳng định tình đoàn kết sinh viên giữa 2 trường.

Cuối buổi họp, đồng chí Thư kí Đoàn Mạnh Giỏi thông qua biên bản hội nghị trước toàn thể sinh viên. Cuộc họp kết thúc vào 16h cùng ngày.

1 số hình ảnh trong buổi họp:



Đồng chí Võ Thị Hồng Diệu (trái), Bùi Thị Chi Mai - đại diện BCH Chi đoàn trường ĐH Tổng hợp Liên Bang Viễn Đông

Đồng chí Huỳnh Kim Khánh- Bí thư BCH trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nhevelskoy

Khen thưởng các cá nhân có thành tích học tập xuất sắc năm 2014-2015

Đồng chí Vũ Hồng Phong phát biểu tham gia đóng góp ý kiến

Anh Nguyễn Mạnh Nên (trái), Vũ Văn Mừng- Đảng viên, giảng viên trường ĐH HH, nghiên cứu sinh trường ĐH HH Quốc gia Nhevelskoy

3 sinh viên mới (từ trái sang): Lê Quý Việt, Nguyễn Be Ly, Hoàng Quốc Anh

Người viết: Đoàn Minh Duy.

     В живом и сложном организме любого училища, имеющего военную кафедру, организационно-строевой отдел (ОРСО) является позвоночником, стержнем, на котором всё держится. Именно от его правильной «осанки» во многом зависит нормальная работа образовательной, воспитательной, административно-хозяйственной системы.
     Сегодня мы предоставляем слово человеку, фамилия которого, пожалуй, чаще всего фигурирует в разговорах курсантов Морского университета: начальнику ОРСО капитану 1 ранга Алексею Ивановичу Тарасенко.
   Рассказывать о себе он не любит. Впрочем, это свойственно почти всем профессиональным военным.
     Родился и вырос в украинском селе Белка. Из братьев был самым младшим. Интересно, что все четверо хлопцев Тарасенко из сухопутной Сумской области подались в моря: двое пошли на рыболовецкий флот и двое – на военно-морской.
Алексей с детства во всём брал пример со старшего брата, офицера-подводника, который проходил службу на Северном флоте. В 1977 году окончил в Ленинграде Высшее военно-морское училище имени М.В. Фрунзе.
Помнит ли он себя курсантом сегодня, тридцать лет спустя?
– Помню. Я особых замечаний за время учёбы не получал. Уяснил для себя на всю жизнь: не надо бояться говорить правду, юлить. Любой командир всегда это оценит и поймёт. К слову, мой командир в ВВМУ им. Фрунзе был человеком мягким по характеру. Но у него были хорошие старшины, которые помогали нас воспитывать. Причём, никакой дедовщины в помине не было: просто слова у них не расходились с делом и подкреплялись личным примером.
    Службу свою лейтенант Тарасенко начал в должности начальника контрольно-регулировочной станции в/ч 09919, а в 1984 году стал командиром роты Архангельского мореходного училища. Так что его «военно-педагогический» стаж насчитывает уже двадцать пять лет.
Ротный офицер – это не профессия, а состояние души. Ведь гражданского человека, вчерашнего школьника, приучить к военной чёткости, порядку и дисциплине нелегко. Хотя, по мнению Алексея Ивановича, главное – было бы желание у самого курсанта.
– По опыту могу судить: только единицы не вписываются в эту систему. Стремление к порядку – в крови у любого нормального мужчины. Есть железное правило: чтобы стать хорошим начальником, надо научиться подчиняться.
Строевые занятия с личным составом, организационно-воспитательная, а затем и преподавательская работа, казалось, не оставляли ни минуты свободного времени. Но молодой командир увлекался спортом и свою любовь передал курсантам. Причём не на словах – на деле: стал тренировать на общественных началах сборную училища по футболу. Об уровне тренерской работы говорит тот факт, что на Всероссийском чемпионате средних специальных учебных заведений команда Архангельского мореходного училища заняла первое место и была приглашена в Донецк на Всесоюзные соревнования.
– Меня отец учил: если берёшься за дело – делай его как следует.
От отца он перенял не только умение отвечать за свои слова и поступки, но и основательность, мастеровитость, любовь к порядку.
В 1991 году Алексей Тарасенко перевёлся в ДВГМА имени адмирала Г.И. Невельского. За восемнадцать лет прошёл путь от командира роты до начальника ОРСО.
Нынешнее поколение молодёжи, на его взгляд, существенно отличается от тех ребят, с которыми он работал десять-двадцать лет назад.
– Раньше молодых людей дисциплинировало само общество, ценности были другие. А сегодня у многих отсутствует стержень. И это сказывается даже на координации движений: ни держать строй, ни маршировать не умеют.
А ведь выправка всегда была отличительной чертой русского воинства. Офицеры российского флота сохраняли её до глубокой старости. Любые удары судьбы встречали, держа спину прямо.
По собственному признанию, каперанг Тарасенко на дух не выносит двуличность, непорядочность и враньё, особенно, в сочетании с хамством.
– Стараюсь искоренить. Причём, жестко. Любимчиков у меня нет.
Слыша столь категоричные слова, невольно думаешь, как этот человек воспитывает собственного сына.
– Как всех курсантов. Он в 2000 году окончил судомеханический факультет с отличием. Сейчас работает в Приморском морском пароходстве.
Друзей у Алексея Ивановича немного, но все – проверенные временем. Многие остались на западе, да и с теми, кто здесь, в городе, видится редко. И всё же…
– Я счастливый человек. Мне очень повезло с коллективом, в котором работаю. Хватило бы только сил и здоровья для того, чтобы работать дальше.
Наверное, не родился ещё курсант, который сказал бы начальнику ОРСО добрые слова за время учёбы в «бурсе». Но зато они говорят их потом, годы спустя, когда становятся настоящими «морскими волками» и отцами семейств. Когда понимают, что за его внешней невозмутимостью, жёсткой требовательностью стоит не только суровый опыт жизни, но и природная доброта, справедливость, честность.
Сколько раз приходилось слышать от выпускников МГУ:
– Тарасенко – нормальный мужик, настоящий. На таких вся бурса и держится.
А ещё они часто добавляют:
– Когда встречаем – говорим спасибо…


Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.