Bài mới nhất

29.11.15
     BBT xin gửi đến các bạn bản scan sách 125 năm từ những lớp học biển Alexandrovsk đến trường đại học quốc gia. Sách viết về các giai đoạn hình thành và phát triển đại học hàng hải quốc gia Liên bang Nga mang tên đô đốc Nhevelskoy, cũng như về những nhân vật đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển này.
     "Книга посвящена 125-летию морского образования в Приморском крае. В рассказах и воспоминаниях ветеранов Морского университета передана его живая история, атмосфера созидания и развития дальневосточного морского вуза. Дело, которое 125 лет назад самоотверженно начинали первостроители морского образования, продолжается их внуками и правнуками."




















































































































































































































































































































































































Tiếng Nga – một trong những thứ tiếng khó nhất trên thế giới, nỗi ám ảnh của khá nhiều người, tất nhiên là có bao gồm tôi trong đó.

Với một thằng 12 năm cắp sách đi học chỉ biết đến tiếng Anh, hơn chục năm xem phim Tàu biết thêm được vài chữ Trung Quốc và cao siêu lắm là nói được câu “I love you” bằng 5 thứ tiếng thì…. đùng một cái sang Nga học chính xác là một thảm họa.

Không thể phủ nhận trước đây tôi khá là “không thích” học ngoại ngữ, cái vòng luẩn quẩn không thích -> ít học -> học kém -> không thích ->… như kiểu cảm nắng mình, bám mãi không buông. Nhưng biết làm sao được, cần thiết mà, phải tự bắt mình học thôi.

Thời xưa của ông bà, bố mẹ, thời thống trị của tiếng Nga và tiếng Pháp thì chịu, xa quá rồi ko ai nhớ nổi. Còn thì từ lúc bắt đầu có nhận thức, suy nghĩ thì nhà nhà tiếng Anh, người người tiếng Anh, con nít lớp 1 đang đồ từng nét chữ cũng học tiếng Anh tuốt. Hồi đó đứa nào mà chào “hello” 1 cách thành thạo, bài khóa mà đọc thêm được âm gió cho nhiều, nghe có vẻ chuyên nghiệp là đã đủ tiêu chuẩn thành “con nhà người ta” rồi.

Đến giờ thì tiếng Anh đã như là 1 cái cần tất yếu, 1 thứ hiển nhiên. Mọi người lại bắt đầu học thêm nhiều thứ tiếng khác, Trung, Nhật, Pháp… Họ học tiếng vì khao khát với đất nước đó, niềm khát khao được đến 1 chân trời mới, 1 nơi nào đó khác… không giống Việt Nam. Tôi cũng có nhiều đứa bạn vì đam mê nhạc Hàn, văn hóa Hàn nên quyết tâm học tiếng, có đứa mà trên tường facebook cá nhân của nó hình ảnh chia sẻ chỉ toàn về Paris, hoặc có đứa chỉ đơn giản là xem phim Tàu quá nhiều nên nói được tiếng Trung bập bõm…

Còn tôi? đến với tiếng Nga khá tình cờ, và thích tiếng Nga cũng thật là ngẫu nhiên. Tiếng Nga khó, đúng, rất khó, quá khó là đằng khác. Thời gian đầu như đứa trẻ tập tô, vẽ từng nét chữ, vâng, là vẽ. Cái chữ Nga nó ko theo hệ chữ latinh như tiếng Anh, tiếng Việt, nó ngoằn ngoèo, rối rắm. Ngữ pháp thì đúng là kinh khủng, 3 giống, 6 cách, 3 thì, rồi còn ti tỉ những thứ chả đâu vào đâu. Ai học tiếng Nga rồi thì cũng sẽ có lúc muốn vứt hết sách vở mà hét lên, cái gì thế này, cóc thèm học nữa. Nhưng rồi đến lúc tự nhiên bạn sẽ lại thích nó, vô tình nó đã trở thành một phần trong cái cuộc sống đã lắm thứ hỗn độn, không đầu không cuối của bạn mất rồi. Tiếng Nga tự nó có sức phát triển vô cùng mạnh, từ 1 từ nó có thể biến ra thành một hỗn hợp từ khác nhau cùng 1 gốc nghĩa, không như tiếng Trung, học chữ nào nhớ chữ đó, không thì đành bó tay. Nó phát triển, nó lớn lên và tồn tại như chính con người Nga vậy, đâu phải ngẫu nhiên mà họ được gọi là  “những chú gấu Nga”.

Tôi có thể tạm chia quá trình học tiếng Nga của tôi, mà chắc cũng của nhiều người thành mấy giai đoạn sau:
-         Giai đoạn “ranh con háo hức”: giai đoạn này mới tiếp xúc với tiếng, thấy cái gì cũng lạ, cũng hay ho, quan trọng là nó dễ. Học đi học lại có chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn với bảng chữ cái. Thấy mình thật là giỏi, gì chứ tiếng Nga cũng muỗi.
-         Giai đoạn “trẻ trâu phẫn nộ”: đây là lúc mà sách vở có nguy cơ bị xé nát, đốt bỏ nhiều nhất. Bắt đầu gặp những cái khó đầu tiên, ngữ pháp và từ mới chất cao như núi. Không hiểu 1 cái cóc khô gì luôn. Sợ hãi, chán nản.
-         Giai đoạn “bắt đầu lớn khôn”: lúc này bắt đầu hiểu luật chơi, bắt đầu nắm được những cái cơ bản, cốt lõi nhất, đã có thể tự ngấm dần dần.
-         Giai đoạn “bố đời mẹ thiên hạ”: cái này thì trừ khi có khả năng thiên bẩm hoặc không thì phải chăm chỉ tích lũy hàng ngày, hàng giờ, tầm ngoại ngữ có thể giỏi hơn cả người bản xứ. Mong là vài chục năm nữa mon men đến được cái mốc này. Mà chắc là không đâu, vì thực tế thì cũng đâu có cần thiết lắm.

Tôi được may mắn sang đây học, may mắn đến thành phố này, cái nơi mà khoảng cách giữa người với người nó vẫn còn rất gần nhau, dám chắc với bạn là ở Moscow hay các thành phố lớn khác không được như thế đâu. Với đặc thù là thành phố cảng lớn, dân nhập cư nhiều, cái nhìn của người Nga đối với người nước ngoài không quá khắt khe, đặc biệt là với người Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp trong thành phố những cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở Việt Nam, những người mà dù bàn tay họ không còn nguyên vẹn vì bom đạn chiến tranh cũng sẵn sàng dành cho bạn những cái siết tay thật chặt, ấm lòng. Đấy, tôi yêu thành phố Vladivostok vì những điều nhỏ nhặt, ấm áp, yên bình như thế. Sẽ có 1 lần nào đó, tôi sẽ kể cho bạn nghe về thành phố này, thành phố mà tôi đang sống, thành phố đang nuôi dưỡng tôi. Nhưng tất nhiên, nó sẽ trong khoảng thời gian khác, trong bài viết khác với  một tôi chắc lúc đó cũng đã khác. Yêu và gắn bó với nơi đây, tôi lại càng quý trọng tiếng Nga, nó sẽ là chìa khóa cho tất cả, nó không thể mở những cánh cửa thông thường, nhưng nó có thể mở được những trái tim…


Người viết: Ngô Quang Hưng.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.