Bài mới nhất

Với du học sinh như chúng ta, mục tiêu hàng đầu là học tập. Nhưng đôi lúc ta quên đi mục tiêu thiết yếu đó, quên đi động lực để ta cố gắng hơn nữa. Chắc hẳn bản thân ta đã cảm thấy “đủ”, “đủ” là không cần làm thêm, “đủ” là đã thỏa mãn bản thân, “đủ” là dừng lại, “đủ” là đủ. Dậm chân tại chỗ so với bản thân là bước so với nhân loại!
Sau đây là một mẩu chuyện nhỏ tôi đọc được trong một cuốn sách rất tuyệt vời. Đây là mẩu chuyện tôi thích nhất! Nó giúp ta xem xét lại bản thân mình, nó cho ta thấy từ “đủ” trong mỗi cá nhân chúng ta có thực sự đủ chưa, nó thôi thúc ta phải làm nhiều việc hơn nữa, nó giúp ta hiểu hơn về hai chữ động lực

Chuyện ở West Point

Ở Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào thấy có ứng viên tốt nghiệp trường West Point cùng tham gia dự tuyển thì thôi coi như mình cầm chắc suất rớt, đi về cho nhanh, khỏi phỏng vấn nữa. Rất đông các CEO, các sếp lớn của các tập đoàn ở Mỹ đều tốt nghiệp trường West Point chứ không phải là Harvard hay Standford, hay Yale...Ở Mỹ nghe ai nói tôi từng học ở West Point, người ta cũng nhìn mình từ trên xuống dưới, như một thực thể lạ, một con người hoàn hảo. Không xếp hạng được vì không có tiêu chuẩn nào xếp hạng được nó.
 Vậy West Point (WP) là trường gì? Đó chính là học viện quân sự Hoa Kỳ. Điều khá lạ là mặc dù là học viện quân sự, nhưng lại cung cấp các quản trị cao cấp cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Sau 5 năm bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, rất đông các bạn rời bỏ binh nghiệp, học thêm Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) rồi đi làm cho các tập đoàn. Rồi thăng tiến rất nhanh. Ở West Point, có một khẩu hiệu là: “Cứ đưa cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành một công dân ưu tú.” 
Mỗi năm WP chỉ tuyển khoảng 1300 bạn. Và trong 4 năm học, bắt buộc phải loại thải 10%. Tức năm cuối chỉ còn dưới 1000 bạn ra trường. Chương trình học từ thiên văn vũ trụ đến cách bắt tay, cách uống rượu vẫn tỉnh táo, cách gấp mùng mền chiếu gối đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo, để ai cũng trên thông thiên văn, dưới tường địa chất, giữa thấu nhân tâm. Tony quen với anh bạn, tốt nghiệp trường WP và đang làm sếp một công ty đa quốc gia ở Singapore, mỗi lần gặp, anh kể về trường WP với một thái độ tự hào, mình nghe mà say mê, chiếc nhẫn biểu tượng của cựu sinh viên WP trên tay anh lấp lánh. 
 Anh kể, sinh viên vừa vào trường đã phải bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ rồi đem qua trụng nước đá. Nên sau này, dù có sự cố gì trong đời, họ cũng cảm thấy bình thường, chẳng xi nhê gì. Đầu tiên là họ nhốt sinh viên từng tốp vào trong phòng, sau đó 2 giờ sau thì thả ra, yêu cầu trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào mấy giờ mấy phút, lúc ra mấy giờ mấy phút, người ngồi bên trái bạn có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì....Trả lời không được là tự động cuốn gói về nhà. Bài học đầu tiên về óc quan sát, cái quan trọng nhất của một nhà quản trị tài ba. Và n bài học tương tự như vậy. Sau này, anh đem các bài học này chế biến lại thành tài liệu dạy sinh viên các đại học khác hay nhân viên thực tập cho tập đoàn, cứ một đứa "đoạt giải nhất ngáo ngơ toàn quốc" vào mà chịu học, 6 tháng sau thì lột xác thành một người mới hoàn toàn, thành Steve Job luôn. Cái Tony xin tài liệu của anh, đem về Việt Nam dịch, áp dụng cho hãng của mình và đang biên tập lại cho “câu lạc bộ con dượng”.
Rõ ràng dấu ấn đào tạo rất quan trọng với người trẻ. Nếu chịu khó và có phương pháp đào tạo đúng, ngây ngô ngáo ngơ vẫn trở thành xuất sắc, vì chúng ta giỏi lắm chỉ sử dụng có 1/10 khả năng của bộ não. Trở lại học viện WP lừng danh bên bờ sông Hudson, cách không xa New York, đây là ước mơ của mọi ông bố khi có đứa con trai ra đời, và muốn nó “đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Đào tạo trở thành công dân có ích, giỏi giang, để thoả chí tang bồng hồ thỉ, vùng vẫy giữa đất trời. Khi 18-30 tuổi, trong lúc đám ngây ngô kia đốt tuổi trẻ trong các quán bar, các quán cà phê, vũ trường, rũ rượi xoã tóc đi ra đi vô vì không biết làm gì, suốt ngày chat chit nhăng cuội, ngủ nhiều hơn học và làm nên đầu óc u u mê mê, nông cạn, cái gì cũng làm biếng, cũng lười…thì các bạn này đã phải vất vả đầu tư trí lực và thể lực. Thư viện WP mở 24/24, ở đó người ta thấy những cái đầu cắm cúi ghi ghi chép chép, những cuốn sách dày cộm phải đọc xong trong một vài ngày. Đọc nhanh và rất nhanh, để sau này đi làm, giấy tờ công văn, đọc nhoay nhoáy để phúc đáp, chứ thể loại thấy chữ nhiều đọc nhức mắt, thì thôi khỏi tuyển dụng. Nó đánh vần 1 công văn đọc xong mất hết cả ngày, năng suất lao động sẽ kém. Trí thức là phải đọc nhanh để làm việc giỏi, mà muốn đọc nhanh thì phải tập luyện.
Tony chăm chú nghe anh kể lại chuyện học trong trường. Kỹ năng thuyết trình, thuyết pháp sao cho người khác nghe mà rụng rời tay chân cũng nằm trong chương trình học. Những bức tường ở WP luôn đông nghẹt học viên đứng nhìn vào đó, tập nói với bức tường, thu âm, nghe đi nghe lại, nói đi nói lại sao cho hay mới thôi. Dưới trời tuyết lạnh khủng khiếp, họ phải lăn lê bò trườn để tập thể lực. Cứ đúng 5 giờ sáng là kẻng đánh thức dậy, dù mùa hè hay mùa đông. Họ buộc phải tập thể lực bằng các bài tập cường độ nặng của vận động viên nhà nghề. Tập bơi, đứng nước mấy tiếng đồng hồ, ai đuối quá thì vớt lên, coi như rớt. Rồi tập vượt mọi địa hình. Rèn luyện thể lực sao cho mọi điều kiện thời tiết đều phải thích nghi, nóng 45 độ ở châu Phi hay âm 20 độ ở Alaska đều chịu được.
Anh nói, vô WP, kỹ năng tồn tại và óc sáng tạo được chú ý đào tạo kỹ. Những lần trong đêm tối, họ bị thả giữa rừng, và tìm cách về lại trường bằng mọi khả năng có thể, nhìn các vì sao trên trời đoán hướng, tìm thức ăn, dựng lều. Kiến thức lãnh đạo phải có và nhớ vanh vách. Và có khi đang ngủ say giấc, 2 giờ sáng bị đánh thức dậy để kiểm tra , với các câu hỏi như 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại là ai, tướng Trần Hưng Đạo viết Binh Thư Yếu Lược với nội dung chính là gì, nếu bạn là Napoleon, bạn sẽ viết lại lịch sử của Waterloo như thế nào v.v….Không trả lời được, phải đứng ngoài hành lang cả đêm để suy nghĩ, lên thư viện tự tìm tài liệu ngồi nghiên cứu, coi như nợ câu trả lời. Đào tạo để mỗi WPer có được dáng vóc của một người mẫu, sức khoẻ của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, ăn nói như một thuyết gia, cư xử như một chuyên gia tâm lý.
Khi về già, họ thành lập các hội cựu sinh viên WPer alumni, đi câu cá bên bờ biển Ca-ri-bê, đi ngắm hoàng hôn ở Bali, thong dong tự tại, phong lưu tuyệt đỉnh, vì ai cũng có một tuổi trẻ học và làm như điên. Còn có những người đàn ông trên đời, về già rồi, mà vẫn cứ vật lộn mưu sinh, xin tiền vợ, xin tiền con cái, thì cũng có thể họ kém may mắn, nhưng cũng có thể họ đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô bổ trong các trò trai gái, ăn chơi đàn đúm, xài tiền của cha mẹ, hay đơn giản là lười nhớt thây. Làm biếng thì sau này phải khổ, thế thôi. Trách ai.
Nếu bạn nhìn các học viên WP đánh đàn, nhảy, khiêu vũ, võ thuật, hát, ảo thuật, thám hiểm, vẽ…hay thậm chí tỉ mỉ ngồi cắt tỉa giấy để rèn luyện đôi tay khéo léo, bạn sẽ thấy mình sẽ phải cố gắng nhiều. Một ngày chỉ có 24 tiếng, là công bằng cho tất cả mọi người. Chúng ta phải ngủ 6-8 tiếng, tức 1/3 cuộc đời là cho việc ngủ, nên ai cũng chỉ còn 16 giờ trong ngày. Nên phải chia ra, làm gì, học gì trong quỹ thời gian ít ỏi đó. Một WPer nếu sáng sớm không nộp được bảng mô tả công việc trong ngày (daily to-do list) cho bạn trưởng nhóm, thì coi như nắm chắc suất cuốn gói về quê. Không có chuyện ngủ dậy và ngày đó không biết mình phải làm gì.
Sinh viên người Việt ở West Point khá đông, nhưng đều là Việt kiều, nữ nhiều hơn nam. Du học sinh quốc tế ở WP một năm chỉ vài ba chục bạn, vì đầu vào khó quá. Cambodia có một vị tướng trẻ ba mươi mấy tuổi cũng tốt nghiệp trường này. Bạn mà nhìn thấy cậu này, không mê thì thôi. Đẹp ngời ngời từ ngoại quan đến nhân cách, mạnh mẽ nam tính và thông tuệ, quý phái từ cốt cách đến tinh thần, một nụ cười cũng chứa sự bao dung như trời đất, thật là không có gì có thể so sánh nổi. Sự cố tranh chấp đền Preah Vihear với Thái Lan, hai bên quyết không bên nào chịu nhường bên nào, thậm chí đã vang lên tiếng súng. Trước tình hình cấp bách đó, anh nhận nhiệm vụ của tổ quốc và lên đường đi đàm phán với người Thái. Và chỉ với ánh mắt ấm áp và vài câu nói sắc sảo theo phong cách West Point, bên Thái Lan đã phải rút quân. Và thái bình đã trở về trên quê hương Chùa Tháp…

(Sưu tầm  “Tony buổi sáng – Cà phê cùng Tony”)

Đời người như chiếc đồng hồ cát, tối đa 100 năm, một ngày sống là một ngày mình càng gần cái chết, mắc mớ gì mình lành lạnh chân tay, biết đọc, biết viết mà sáng ngủ dậy, rồi ăn, rồi ngủ, rồi hết ngày, uổng vậy. Thế nên hãy thức tỉnh đi! Hãy hành động ngay! Thay đổi bản thân để mình trở thành những công dân ưu tú. Thay đổi cuộc sống dễ dãi nhàm chán hàng ngày, tìm những khó khăn thử thách để tôi rèn bản thân, để sau này không phải hối tiếc những việc mình đã bỏ thời gian ra làm!
Hỡi những người anh em của tôi ơi! Chúng ta hãy hành động thôi!

Người viết và sưu tầm: Huỳnh Anh Bảo

Vào chiều ngày 06 tháng 02 năm 2016 (tức ngày 28 tháng chạp âm lịch), chi đoàn sinh viên trường ĐH Hàng hải quốc gia Nga TP Vladivostok đã tổ chức buổi tổng kết – tất niên trang trọng đầm ấm. Buổi tất niên này được tổ chức tại nhà hàng Nem Việt, với sự góp mặt của một số giáo viên trường ĐH Hàng hải MSUN và toàn thể anh em sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học tại trường.
Để chuẩn bị cho buổi tất niên, Ban chấp hành chi đoàn đã lên kế hoạch từ trước rất kĩ càng và chu đáo, từ đặt món ăn, đặt bánh chưng, giò chả, chuẩn bị hoa mai, trang trí phòng… tất cả với mục tiêu là đem lại một cái Tết đầy đủ, ấm cúng nhất cho những người con đất Việt đang phải ăn tết xa quê hương.
Năm vừa qua chứng kiến nhiều thay đổi trong cơ cấu ban chấp hành chi đoàn trường, nhiều thành viên mới, năng nổ và nhiệt huyết.Trong buổi họp mặt thân mật, đồng chí tân bí thư chi đoàn Nguyễn Hải Khánh đã có đôi lời phát biểu cũng như lời chúc tết gửi tới toàn thể mọi người. Tiếp đó là những dòng tâm sự về cái tết xa nhà của một số thành viên trong đơn vị, trưởng ban biên tập Trương Hiền, đồng chí chủ tịch hội thanh niên thành phố Đoàn Hữu Hùng, đồng chí cựu bí thư Huỳnh Kim Khánh… Mọi người cũng được nghe những lời chúc mừng năm mới ấm áp đến từ các cô giáo. Tất cả cùng nâng ly mừng xuân Bính Thân 2016 và dành cho nhau những lời chúc sức khỏe, may mắn, thành công. Một phần không thể thiếu,một nét đẹp truyền thống của ngày tết Việt Nam, đó là những phong bao lì xì may mắn được ban chấp hành chi đoàn gửi tặng các vị khách quý và các bạn sinh viên dự bị kèm theo lời chúc mừng năm mới. Trong không khí gia đình ấm áp, giờ đây những đứa con xa quê đã phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà và sự cô đơn khi một mình đón tết nơi đất khách quê người.
 Bên mâm cơm với bánh chưng xanh, giò lụa trắng cùng cánh mai vàng… những khúc ca hát về Tết, về mùa xuân được anh em sinh viên biểu diễn càng làm cho bữa tất niên càng có không khí xuân. Những điệu nhạc xuân tươi vui, đầy sức sống như Mùa xuân quê em, Ngày xuân long phụng sum vầy, Con bướm xuân, Xuân quê tôi … hay những bản tình ca trầm lắng như Khúc giao mùa, Mùa xuân bên cửa sổ… mang lại cho mọi người thật nhiều cảm xúc trong thời khắc chuyển giao thiêng liêng này.
Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, tập thể sinh viên trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nga TP Vladivostok kính chúc ông bà, cha mẹ, anh em cùng tất cả mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý và gặt hái thật nhiều thành công trong cuộc sống.

*Một số hình ảnh:

Người viết: Nguyễn Be Ly

Vladivostok , ngày 07 tháng 02 năm 2016


THƯ CHÚC TẾT

Xuân Bính Thân - 2016

     Thưa các đoàn viên , đảng viên trường đại học hàng hải MGU,

     Nhân dịp đón Xuân Bính Thân - 2016, tôi thân ái gửi đến tất cả đoàn viên , đảng viên  lời thăm hỏi và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Chúc mọi tập thể, mọi người hạnh phúc và thành công.


     Năm 2015, đoàn viên MGU đã đoàn kết một lòng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giữ vững hình ảnh sinh viên Việt Nam , phát triển tình chi đoàn , đẩy mạnh hoạt động thể thao , văn nghệ , cố gắng học tập tốt ,…. Đó là những kết quả đáng ghi nhận và biểu dương, góp phần đón Xuân năm nay thêm phấn khởi.

     Năm 2016, chúng ta cần phải tiếp tục phát huy những kết quả, khắc phục những hạn chế của năm cũ, phấn đấu đạt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chi đoàn; quyết tâm giữ vững tình đoàn kết giữa đoàn viên, cố gắng học tập ; đẩy mạnh công tác xây dựng chi đoàn ; đấu tranh mạnh mẽ ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận đoàn viên. Nỗ lực và tham gia nhiều hơn trong các công việc của Tổng Lãnh Sự quán Việt Nam , hội người Việt Nam và nhà trường nói chung , cũng như các công việc của Chi đoàn nói riêng .

     Mỗi cá nhân phát huy cao độ tinh thần học hỏi ,trao dồi kiến thức chuyên môn để phục vụ cho đất nước . Mỗi đoàn viên cố gắng hoàn thiện bản thân ,rèn luyện sức khỏe , thấm nhuần tư tưởng Đảng để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đặc biệt các đoàn viên học tiếng cần nỗ lực học tập , rèn luyện nâng cao trình độ tiếng Nga mọi lúc , mọi nơi.

      Tôi xin chúc một năm mới đoàn kết, đổi mới và nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với chi đoàn MGU thân yêu của chúng ta, đến với mỗi đoàn viên và gia đình của các bạn.

     Chào thân ái!
     Bí thư
     Nguyễn Hải Khánh



ĐIỀU ĐỘNG TRONG BÃO – SỐ 2

     Khi điều động tàu trong điều kiện bão điều quan trọng nhất là lựa chọn hướng đi và vận tốc tàu . Vận tốc tàu trong vùng biển động luôn luôn bé hơn vận tốc của tàu trong vùng nước tĩnh , vì vậy nó sẽ :
1.     Làm tăng lực cản chuyển động , gây áp lực lên vỏ tàu , sinh ra hiện tượng đảo lái.
2.     Làm giảm hiệu suất của chân vịt
3.     Tăng tốc chân vịt đột ngột
4.     Tàu rất dễ bị va đập và ngập mặt sàn .

     Đảo lái tàu(chệch hướng -Рыскание судна) làm giảm tốc độ của tàu và gây ra:
1.                 Lực cản chuyển động do thay đổi góc trôi ( tăng lên) và đảo chân vịt .
2.                 Tăng đường đi của tàu.
3.                 Thay đổi chế độ hoạt động của chân vịt.
4.                 Gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu .

     Cưỡi sóng  (Слеминг) xảy ra trong lúc tàu lắc dọc do đỉnh sóng đánh vào đáy tàu . Khả năng đánh vào đáy tàu càng cao , thì độ cao sóng và vận tốc tàu càng lớn . Không chỉ có mũi tàu mà lái tàu cũng có thể bị nhấc lên ( chạy gối sóng tham khảo phần dưới). Để tránh hiện tượng trên cần giảm tốc độ tàu hoặc tăng độ mớn nước ở mũi hoặc lái.


Nhấc mũi tàu -Днищевой слеминг

     Sóng dập gây tổn hại mũi tàu và ngập sàn (Удары волн в развал носа и заливание палубы) . Có thể phòng tránh bằng cách giảm vận tốc tàu hoặc giảm đ mớn nước mũi .


Mũi tàu vỡ do va đập sóng

Chạy gối sóng và chạy xuôi sóng

     1/ Chạy gối sóng (góc giữa tàu và sóng α=180 độ)

     Khi tàu chạy tới , nếu chiều dài của tàu nhỏ hơn bước sóng , thì mũi tàu sẽ gặp đỉnh sóng và bị đỉnh sóng nâng lên , sau đó đỉnh sóng sẽ tiếp tục di chuyển về phía đuôi tàu , cũng đỉnh sóng đó sẽ nâng đuôi tàu lên cao và đẩy mũi tàu về phía đáy sóng ( tàu chúc mũi xuống) , sau đó mũi tàu lại đón đỉnh sóng tiếp theo vì vậy mà tàu liên tục bi bổ và chúi.


Tàu chúi xuống và gặp sóng tiếp theo

     Nếu chiều dài của tàu bằng bước sóng , thân tàu nằm trên hai đỉnh sóng hoặc hai đáy song , sẽ phát sinh một trong hai trường hợp sau đây :

a.                TH1 , khi một đỉnh sóng từ phía trước đến phía lái sẽ nâng lái tàu lên cao làm cho mũi tàu chúi xuống dưới , vừa lúc đỉnh sóng tiếp theo đến khiến cho mũi tàu xuyên vào trong lòng sóng , nước tràn lên boong , khiến ngập boong , trọng tài của tàu tăng , làm suy giảm tính nổi của tàu .

b.                TH2, khi mũi tàu và lái tàu cùng một lúc nằm trên 2 đáy sóng , phần giữa tàu gối lên đỉnh sóng , tạo nên một lục bẻ xuống ở hai phía mũi lái và lực nâng lên ở giữa làm cho mặt boong ở giữa tàu bị lực kéo rất mạnh, còn ở giữa sống tàu thì chịu lực nén dữ dội . Ngược lại khi mũi tàu và lái tàu nằm trên hai đỉnh sóng , thì thân tàu bị một lực rất mạnh tác động từ trên xuống làm cho mặt boong giữa bị một lực nén mạnh , còn sống tàu thì lại chịu một lực kéo . Nếu tàu ở lâu dài trong trạng tháu đó thì thân tàu sẽ bị biến dạng , kết cấu bị tổn thất và có khi rạn nứt.


Mũi và lái trên 2 đỉnh sóng ->  ở giữa bị nén mạnh

     Nếu thân tàu dài hơn bước sóng thì tàu cùng một lúc trườn trên hai đỉnh sóng , lắc dọc của thân tàu sẽ giảm đi  rất nhiêu , thì lực tác dụng lên tầu cũng sẽ giảm nhỏ.

     2/  Chạy xuôi sóng (α=0 độ)

     Khi chạy xuôi sóng  cần chú ý mối quan hệ giữa chiều dài của tàu với bước sóng cũng như tỷ lệ giữa tốc độ tàu với tốc độ của sóng. Khi tốc độ sóng lớn hơn tốc độ tàu trong khi tàu đang nằm trên đáy sóng, sóng sẽ va đập vào lái tàu làm cho phía lái tàu tràn nước , đôi khi chân vịt và trục của nó chịu tổn thất nghiêm trọng , khi tốc độ tàu gần bằng tốc độ sóng mà tàu nằm trên mặt trước của sóng hoặc đáy sóng thì tàu rất dễ bị lệch hướng  ,sóng gió tác dụng vào một bên mạn tàu làm cho tàu bị nghiêng, nước tràn lên mặt boong gây bất lợi cho hành trình . Khí bước sóng lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều dài của tàu thì tàu chạy tương đối ổn định.

     Để tránh tình trạng trên , khi chạy xuôi sóng thường áp dụng giải pháp điều chỉnh tốc độ của tàu sao cho tốc độ của tàu hơi lớn hơn với tốc độ của sóng để giữ hiệu quả của bánh lái , giữ hướng ổn định , giảm bớt lực va đập của sóng vào thân tàu.

Chạy ngang sóng (α=90độ-phía phải hoặc 270độ-phía trái).

      Khi hướng đi của tàu lại vuông góc với hướng hi chuyển của sóng gọi là chạy ngang sóng , sóng đến từ phía ngang hông tàu , từng đỉnh sóng chạy từ mạn này của tàu sáng mạn bên kia làm tàu bị lắc ngang.

     Lắc ngang của tàu quan hệ đốn ổn tính của nói , một con tàu có ổn tính lớn thì moment hồi phục lớn , tàu sẽ lắc nhanh , tức là chu kỳ lắc ngắn , như vậy tàu sẽ chịu chấn động lớn và gây khó khăn cho con người trên tàu .

     Ngược lại với mỗi con tàu có ổn tính nhỏ thì moment hồi phục nhỏ , chu kỳ lắc dài và tàu lắc chậm, con người cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên ở trường hợp thứ hai , vì chu kỳ lắc chậm nên khi tàu chưa kịp hồi phục trở về vị trí cân bằng thì có thể bị đỉnh sóng tiếp theo đập vào mạn làm cho tàu thêm nghiêng.

     Nếu chu kỳ lắc của tàu vừa đúng bằng chu kỳ sóng biển sẽ sinh ra hiện tượng cộng hưởng làm cho tàu càng lắc dữ dội , có nguy cơ làm cho tàu bị nghiêng đổ . Cho nên ổn tỉnh của tàu và chu kỳ lắc phải được tính toán hợp lý.

     Khi tàu bị sóng đánh ngang nên dùng lái và máy điều chỉnh hướng đi sao cho sóng chếch bên phải hay bên trái mạn một góc nhất định.


Sóng đánh ngang tàu làm mất ổn tính .

Tài liệu tham khảo : sổ tay hàng hải , Управление  суднa

Tác giả: Nguyễn Hải Khánh

Ngày 24/01/2016, Câu lạc bộ tiếng Nga đã tổ chức buổi sinh hoạt định kì hàng tháng tại phòng 112 ốp 9 trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nga Nhevelskoy. 

Chủ đề lần này được CLB lựa chọn là “Tết cổ truyền Việt Nam”. Ban tổ chức CLB đã kêu gọi mọi người chuẩn bị 5 từ vựng theo chủ đề kèm theo hình ảnh minh họa và ví dụ có sử dụng từ đó. 
Mở đầu buổi sinh hoạt, mọi người lần lượt lên giới thiệu về các từ mình đã chuẩn bị. Đồng thời họ cũng luyện tập cách phát âm và đánh dấu trọng âm (một phần cũng hết sức quan trọng trong tiếng nga), kèm theo sau đó là ví dụ cụ thể. Trong phần này, mọi người tranh luận hết sức sôi nổi về cấu trúc của câu, ý nghĩa của các cách chia khiến bầu không khí trở nên “nóng” lên nhiều. 
Phần 2 của buổi sinh hoạt là “Ô chữ bí ẩn”, đây là phần ban tổ chức chuẩn bị để mọi người ôn lại các cụm từ vừa trao đổi phía trên, góp phần rèn luyện trí nhớ cho mọi người. 
Phần 3 là phần “Bạn hỏi - tôi trả lời”. Ở phần này, các bạn trong câu lạc bộ đã cùng nhau giải đáp một số thắc mắc nảy sinh trong quá trình học tiếng nga. 
Phần cuối cùng cũng không kém thú vị, đó là trò chơi Mafia – một trò chơi nổi tiếng ở Nga. Do thích thú với trò chơi nên thời gian chương trình kéo dài lâu hơn so với thường lệ.
Đánh giá khách quan, có thể nói buổi sinh hoạt lần này chưa thực sự thành công lắm do sự chuẩn bị vẫn còn nhiều thiếu sót. Ban tổ chức cần rút kinh nghiệm và có sự chú ý nhiều hơn đến cách thức cũng như sự phát triển nội dung của buổi sinh hoạt. Tuy vậy, CLB vẫn mang lại cho người tham gia rất nhiều kiến thức bổ ích và những phút giây thư giãn đáng quý sau những giờ học căng thẳng.

Hẹn gặp lại các bạn vào buổi sinh hoạt CLB sắp tới!



                                                                                        Người viết: Nguyễn Mạnh Tuấn

Trả lời thắc mắc về ngữ pháp, từ vựng tiếng Nga kỳ này:

1. Родители часто дарят своим детям деньги на удачу, чтобы желать им счастья.
- Câu này có thể không cần vế sau "чтобы" vì cụm từ "деньги на удачу" khi tặng hàm ý là lời cầu chúc hạnh phúc cho người được tặng (con cái).
- Động từ желать (HCB - chưa hoàn thành thể) chưa hoàn thành thể được dùng trong trường hợp này, vì có từ часто mang nghĩa thường, và ý nói là bậc phụ huynh, hành động diễn ra nhiều lần, ta có thế dùng пожелать (CB - hoàn thành thể) với câu : "Родители Жени подарили ему деньги на удачу, чтобы пожелать ему счастья." mang ý hành động diễn ra 1 lần.
2. деньги на удачу = удачные деньги ?
- Người Nga thường dùng cụm từ деньги на удачу chứ không dùng удачные деньги, vì thế trong trường hợp này chúng có thể hiểu được, nhưng không nên dùng.
3. Флаги висят/вешаются/выставлят/поднимаются ?
- Từ "висят" mang nghĩa cờ đang treo trên cột, dùng thường.
- Từ "вешаются" mang nghĩa cờ được treo, ít dùng.
- Từ "выставлят" mang nghĩa trưng ra, có thể dùng với nghĩa diễu cờ.
- Từ "поднимаются" mang nghĩa cờ đang được kéo lên.
4. пьяный = хмельной ?
- Cả hai tính từ đều có thể dùng chỉ trạng thái của người hoặc đồ uống.
- Khác nhau: пьяный mang nghĩa say nặng hơn, thường dùng cho rượu vodka hoặc người đã xỉn rồi; còn хмельной mang nghĩa say bình thường, hoặc dùng với nghĩa đồ uống có chất cồn (bia, ..)

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.