Bài mới nhất


Phần 3 cuốn tập san "Dành cho những ai lựa chọn biển cả" ( О тех, кто выбрал море) do chính các sinh viên - học viên thuộc Chi đoàn ĐH Hàng Hải quốc gia Nhevelskoy biên tập và ấn hành.

Chủ đề của cuốn tập san lần này về cuộc sống tại tp. Vladivostok, về đất nước Việt Nam và kỳ thực tập trên tàu Hi Vọng. Các bài viết được các học viên viết hoàn toàn bằng tiếng Nga, nói về cuộc sống, kỳ thực tập trên biển của bản thân mình tại tp. Vladivostok, tại trường MSUN, cũng như giới thiệu về danh lam thắng cảnh, nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam.

Bản in của cuốn tập san vừa được xuất bản và giới thiệu tại buổi lễ kỷ niệm 45 năm hội hữu nghị Nga-Việt vùng Primorsky tổ chức vào ngày 25/11, được các thầy cô và các bạn Nga đón nhận nồng nhiệt.

     Bảo tàng lịch sử  trường  đại học hàng hải liên bang Nga mang tên đô đốc Nhevelskoy (MSUN)

- Bảo tàng được khánh thành vào ngày 22 tháng 4 1970 nhân 100 năm ngày sinh của VI Lenin.

- Người sáng lập kiêm giám đốc đầu tiên của bảo tàng là ông Nikolay Alekseyevich Kolotov.

- Hiện nay, giám đốc của bảo tàng trường MSU và giám đốc của Trung tâm Giáo dục lòng yêu nước, hoạt động trên cơ sở của bảo tàng là bà Marina Rimovna Kamenev.

- Bảo tàng trường MSUN có diện tích 130 mét vuông.  Phần trưng bày của bảo tàng bao gồm hàng ngàn hiện vật, được chia làm nhiều gian trưng bày sau:

+ Gian trưng bày về: Lịch sử  ngành giáo dục hàng hải từ các lớp học của Alexandrovsky  trường MSUN.

+ Gian trưng bày về: Sự tham gia chiến đấu của các học viên đã tốt nghiệp trong cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại;

+ Gian trưng bày về: A.I. Shchetinina - nữ thuyền trưởng đầu tiên, giáo viên Cao đẳng kĩ thuật hàng hải Viễn Đông” –DVVIMY  (gian trưng bày gồm hình ảnh, đồ dùng cá nhân của bà)

+ Gian trưng bày về: Niềm tự hào của các trường MSUN- những học viên tốt nghiệp (triển lãm hình ảnh của các học viên tốt nghiệp xuất sắc từng năm  trong đó phải kể đến những gương mặt tiêu biểu: 12 Anh hùng Lao động, 3 anh hùng Liên Xô và nhiều nhà quản lý cấp cao);

+ Gian trưng bày khẩu hiệu: “Nhớ tới họ với những gì họ đã làm” nhằm tôn vinh các nhà giáo có công lao với nhà trường.

+ Gian trưng bày về: những con tàu đào tạo của trường

+ Gian trưng bày về: Chuyến đi vòng quanh thế giới của tàu buồm Nadezhda ,năm 2003-2004

+ Gian trưng bày về: Thành tích thể dục thể thao,kỉ lục thế giới (du thuyền, mô hình tàu)

+  Gian trưng bày về: Lịch sử địa lý những chuyến đi của thủy thủ trường DVVIMY

 + Quan hệ quốc tế của trường với các trường đại học hàng hải quốc gia châu Á-Thái Bình Dương;

 Mô hình, tàu thuyền của các nước khác nhau và thời kì

+  Những dụng cụ đi biển

+  Quà tặng từ các sinh viên, học viên đã tốt nghiệp .

  Gian trưng bày riêng biệt dành cho đô đốc Nhevelskoy, tên trường từ năm 1965

Các vật trưng bày quý hiếm

+ "Pallada" mô hình tàu khu trục nhỏ. Thực hiện bởi Kondyrevym NI vào năm 1969 từ các bản vẽ ban đầu như là một mô hình làm việc của một thuyền buồm.
+ Một phần của các cột với các tàu khu trục "Pallada" (được tìm thấy ở đáy vịnh Postovaya và được trình bày tại bảo tàng).

+ Đại bác "St. Peter "được tìm thấy bởi Vitus Bering (học viên DVVIMY tìm thấy trong chuyến thám hiểm của Viện Lịch sử và Khảo cổ học năm 1981 trên quần đảo Commander).

     Bảo tàng được viếng thăm bởi tất cả các khách mời của Đại học Hàng hải. Trong năm nay có hàng trăm lượt tham quan, trong đó có những buổi tham quan được tổ chức dành cho học sinh tốt nghiệp, trong khuôn khổ các buổi hướng nghiệp và thiết lập các mối quan hệ giữa cựu chiến binh và sinh viên tốt nghiệp.

     Trong học kì đầu tiên, sinh viên năm nhất chắc chắn sẽ được tham quan bảo tàng. Họ sẽ được giới thiệu về lịch sử ngành giáo dục hàng hải tại vùng Primorye và thành phố Vladivostok.  Thông qua người hướng dẫn, họ biết được tên của những người đã tốt nghiệp và là niềm tự hào của trường: nữ thuyền trưởng đầu tiên VI Shchetinina, những anh hùng thám hiểm KS Badigin, AG Ephraim, Anh hùng Lao động xã hội và anh hùng Liên Xô, những thuyền trưởng danh tiếng, các nhà lãnh đạo cấp cao hiện nay của ngành hàng hải. Các thiếu sinh quân được làm quen với những nhà giáo xuất sắc đã có những đóng góp to lớn vào sự thành lập và phát triển của trường Đại học Hàng hải.

     Tại triển lãm dành riêng cho GI Nhevelskoy, chúng ta sẽ được nghe kể về 1 nhà đi biển và thám hiểm xuất sắc, cái tên mang trong mình những hồi tưởng. Hàng năm vào ngày 5 tháng 12, tại trường sẽ tổ chức kỉ niệm ngày sinh của đô đốc Nhevelskoy. Trong buổi kỉ niệm trang trọng đó, các sinh viên và thiếu sinh quân sẽ được tặng thưởng. Hàng năm trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tiểu sử của đô đốc Nhevelskoy và những hoạt động của ông. Và nó được liên kết với các bảo tàng địa phương, tại nơi sinh của ông ở Soligalich.

     Như đã đề cập ở trên, Trung tâm Giáo dục Yêu nước hoạt động trên cơ sở của bảo tàng. Trong năm 2013, trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động vào dịp 200 năm ngày sinh của đô đốc Nhevelskoy. Trong đó bao gồm: Hội thảo khoa học trẻ và thực tiễn “Bài học lịch sử ngành hàng hải”, hội nghị kỷ niệm Câu lạc bộ Địa lý Hàng hải và Sự hiểu biết về khoang tàu.

     Mục đích chính của bảo tàng và trung tâm là làm sống lại sự thích thú của giới trẻ Nga về lịch sử và hình thành lòng yêu nước của các thủy thủ tương lai.
Nhóm dịchPhạm Văn Vượng Bùi Văn Tú
BBT, tổng hợp từ nguồn msun.ru/ru/culture_museum

Nhìn lại những giai đoạn phát triển của trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy

·        Năm 2001 – thông tư  Số 148 của Bộ Giao thông vận tải Liên bang Nga từ ngày 02 tháng 10, " Quyết định đổi tên Học viện hàng hải Viễn Đông mang tên đô đốc Nhevelskoy thành trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy.

·      Năm 1991 - ngày 26 tháng 4 đổi tên “Cao đẳng kĩ thuật hàng hải Viễn Đông”(viết tắt là DVVIMY) thành Học viện hàng hải Viễn Đông.

·        Năm 1989 - Bắt đầu từ ngày 20 tháng 12 xuất bản tờ báo "Meridian" của trường (tờ báo được in nhiều thứ 5 tại Vladivostok).

·        Năm 1970 - Ngày 18 Tháng tư, trên cơ sở quân sự và lao động trường mở Bảo tàng lịch sử DVVIMY .
·        Năm 1965 – Cao đẳng cơ khí hàng hải Vladivostok  đổi tên thành Cao đẳng kĩ thuật hàng hải Viễn Đông mang tên đô đốc Nhevelskoy.
·        Năm 1958 -  ngày 29 tháng 5 Cao đẳng hàng hải Vladivostok thành Cao đẳng cơ khí hàng hải.
·        Năm 1953 – chấp hành mệnh lệnh của hội đồng bộ trưởng Liên Xô №13961-P từ ngày 21 tháng 10, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Hàng hải và hải quân №551-PR, từ ngày 30 tháng 10, Cao đẳng hàng hải Vladivostok thuộc loại 2 của các tổ chức giáo dục đại học .
·        Năm 1944 – Thực hiện theo nghị quyết số 5311 của  Ủy ban Quốc phòng Nhà nước ( 5/1944) nhằm đào tạo cán bộ phục vụ Hải quân, Hội đồng ủy ban nhân dân đã ra quyết định số 10733( 16/5/1944)  đổi tên Cao đẳng kĩ thuật hàng hải Vladivostok thành Cao đẳng hàng hải Vladivostok.
·        Năm 1931 Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập tại Vladivostok trường  đào tạo và giảng dạy tổng hợp, trên cơ sở của kĩ thuật Hàng hải sẵn có,  bao gồm Viện Kỹ sư Giao thông vận tải  và Cao đẳng Hàng hải ( bắt đầu vào năm 1932, đóng cửa vào năm 1933).
·        Năm 1929 – Trường Cao đẳng Truyền thông đường thủy đổi tên thành kĩ cao đẳng kĩ thuật Vladivostok trực thuộc Hải quân Liên Xô.
·        Năm 1923 -  Trường cao đẳng Vladivostok  Aleksandrovsk được tổ chức lại thành Cao đẳng Truyền thông đường thủy.
·        Năm 1902 - Ngày 07 tháng 11 trên cơ sở của các lớp học hàng hải thành lập trường cao đẳng Vladivostok  Aleksandrovsk.
·        Năm 1890 -  ngày 14 tháng 11 những lớp học hàng hải Alexandrovskie chính thức mở cửa tại Vladivostok; từ ngày 16 tháng 11 trong các lớp học đi vào giảng dạy.
·        Năm 1876 - Thống đốc quân sự của khu vực Primorye Vladivostok và Chuẩn Đô đốc Erdman G.F. đệ đơn kiến ​​nghị lên Bộ trưởng về việc thành lập các lớp học biển tại Vladivostok.
Nhóm dịch: Phạm Văn Vượng - Bùi Văn Tú
BBT, tổng hợp từ nguồn msun.ru

2.12.16
Hello December 2016!
     Tháng 12 bắt đầu với những bản viôlông du dương bất tận. Và hàng cây trần trụi khoát lên mình lớp vỏ sần sùi tưởng như đã chết khô tự đời thuở nào. Bầu không khí trong veo của mùa đông lạnh giá dường như đang chững lại, cô đọng. Sau một chuỗi ngày dài u ám, những đám mây già cũng dần khuất núi, bỏ lại màu xanh thăm thẳm mà dìu dịu, nhẹ nhàng trên nền trời trống rỗng. Mọi vật đã thay màu áo mới. Chúng ướm lên mình bộ đồ đông trắng muốt của tuyết và gió. Chỉ có ngọn đồi nhỏ phía xa giữa lớp tuyết trắng phau phau vẫn còn lởm chởm một ít nâu nhạt của đất và sỏi. Thời tiết mùa này khiến mặt trời bỗng chốc trở nên tươi sáng và rực rỡ hơn nhiều.
     Tháng 12 đến kéo mặt trời ra xa. Ngày ngủ dậy muộn hoài và hoàng hôn cũng dần buông sớm. Mùa đông về, chẳng mấy chốc mà khiến cho con người ta thấy ì ạch như một con gấu lớn. Tháng cuối, dậy sớm thì mặt trời vẫn còn lẩn trốn ở đâu đó, nhìn ra ngoài thấy mờ mờ như cái màn hình tivi đen trắng hạt mè ngày mưa. Biết làm gì trong cái yên ắng của ngày mới khi hai thằng bạn vừa trở mình nhìn đồng hồ điện thoại đã lười biếng quay mặt vô tường – ngủ tiếp. Không dám mở đèn, chủ quán đành tự phục vụ cho vị khách đến sớm một cốc sôcôla nóng nhâm nhi chờ trời sáng.
     Đêm qua tuyết rơi nhiều, nhờ thế mà trời cũng ấm hẳn. Tình cờ mở cửa sổ lấy hộp sữa tươi mới phát hiện ra cả đội quân lớn đang hì hục “nghịch tuyết” dưới kia. Châm thêm nửa ly sữa tươi lạnh vào cốc sôcôla nóng giữa trời tuyết tháng 12 là sự kết hợp tuyệt vời để tạo nên một loại thức uống có mùi thơm thoang thoảng của cacao, vị béo dịu dàng của sữa tươi quyện với vị ngọt quyến rủ của cái lạnh giữa những giọt nóng nghi ngút. Chỉ thế thôi cũng đủ làm cho tâm trạng con người ta phấn chấn cả ngày.
     Thứ năm đến như một ngày cuối tuần tất bật của tiếng xẻng ồn ào cào mạnh vào lớp tuyết non, tiếng kim loại cồn cào kéo lê trên mặt đường nhựa và tiếng xà beng leng keng trong tay đám thanh niên đang cố phá tan lớp băng mỏng mới đóng. Tất cả bận rộn và hối hả như cảnh công trường trong ngày cuối năm. Sự tương phản trong ngoài đã chứng minh cánh cửa sổ cách âm thật sự đang làm rất tốt cái phận sự chia cách thế giới của mình. Chỉ cần vừa hé mở thôi là tất cả âm thanh của sự sống sinh động ngoài kia đã tràn vào mọi ngóc ngách, ngập đầy cả bốn bữa tường. Và hai giây tiếp theo, tiếng cót két quen thuộc đồng thời vang lên trên cả hai chiếc giường tầng bằng sắt cũ kĩ. Chẳng có bản nhạc chào đón ngày mới nào tuyệt vời hơn thế. Ba mươi giây sau, tất cả lại trở về sự im lặng vốn có của nó. Cửa sổ đóng và chút không khí trong lành lành lạnh trót lọt bắt đầu dịu dần xuống cho bằng với nhiệt độ phòng.

     Ngày nghỉ giữa tuần đôi lúc dễ làm cho con người ta sinh ra lười biếng. Ăn sáng, điểm danh và về phòng thưởng thức cái thảnh thơi hiếm có của một sáng thứ năm đem lại cảm giác gì đó rất xa lạ. Bật tab lên lật tiếp phần cuối của cuốn sách đang đọc dỡ và phát hiện ra vài điều hay ho: con người cảm thấy hứng thú một cách ngoan cố với những thứ không thể hoặc không nên có. “Bí mật của hạnh phúc không phải là làm điều bạn thích, mà là thích những điều bạn làm”. Và thêm một câu nói của Aristotle: “Hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân ta”. Vậy chắc là đã đủ năng lượng cho một ngày đầu tháng cuối năm của năm cuối rồi.
Ảnh mùa đông của một năm nào đó nhưng chắc không phải là của tháng 12.

Tác giả: Huỳnh Kim Khánh

27.11.16

     24 ноября в Морском университете прошло торжественное собрание по случаю 45-летия Приморского краевого общества дружбы с Вьетнамом. Фундамент этих отношений был заложен несколько десятилетий назад, когда торговые моряки-дальневосточники принимали участие в освобождении и восстановлении дружественного государства. Они крепнут год от года благодаря совместным дипломатическим проектам и интенсивному сотрудничеству между вузами двух стран.

     В собрании приняли участие члены вузовского общества российско-вьетнамской дружбы, в числе которых российские и вьетнамские курсанты, проходящие обучение в университете. Собравшихся приветствовали проректор по международной деятельности В.Г. Журавель и начальник центра координации проектов Морского университета с Вьетнамом А.В. Чмырь.
     Было отмечено, что Общество дружбы с Вьетнамом Морского университета, основанное пять лет назад, является одним из самых активных общественных объединений, во многом благодаря энергии курсантов-граждан Социалистической Республики Вьетнам.
     За это время под эгидой общества был опубликован исторический фолиант о работе моряков-дальневосточников во время и после войны во Вьетнаме (один из разделов подготовлен при участии курсантов), было издано три выпуска журнала об учебе, практике и жизни вьетнамских курсантов во Владивостоке, а также основан и успешно реализован проект информационного сайта об университете и Приморье на вьетнамском языке.
     2017 год для вузовской международной истории имеет особое значение, поскольку состоится первый выпуск вьетнамских курсантов, поступивших благодаря сотрудничеству вуза с компанией Вьетсовпетро и Вьетнамским морским университетом (ВИМАРУ). Всего было реализовано четыре набора по шесть человек. Вьетнамские курсанты, помимо выражения бурной общественной деятельности, поставили рекорд в учебе – 80% отличников! По случаю первого выпуска будет подготовлен фильм. А вузовское общество российско-вьетнамской дружбы планирует оборудовать отдельное помещение и усилить свою работу, реализуя новые проекты и привлекая новых участников.


Информационный центр ОИУ МГУ

25 ноября 2016 года

27.11.16

     Ngày 24 tháng 11 năm 2016 tại trường Đại học Hàng hải mang tên Đô đốc Nhevelskoy đã diễn ra buổi họp mặt trang trọng kỷ niệm 45 năm hội hữu nghị Nga-Việt vùng Viễn Đông. Nền tảng tình hữu nghị Nga-Việt tại vùng Viễn Đông được xây dựng trong nhiều thập kỷ qua, khi các thủy thủ, thương gia vùng Viễn Đông đã tham gia giải phóng Việt Nam. Những năm gần đây hội hữu nghị vùng phát triển mạnh mẽ hơn sau 5 năm nhờ vào các dự án ngoại giao chung và tăng cường hợp tác giữa các trường đại học của hai nước.
     Cụ thể có thể kể đến quan hệ hợp tác trong tất cả các lĩnh vực từ thương mại, giáo dục, ... đến 1 số lĩnh vực có tính chất chiến lược cho sự phát triển của 2 nước như năng lượng và kỹ thuật quân sự.Hợp tác năng lượng là điểm sáng trong quan hệ Việt - Nga như hoạt động của liên doanh Vietsovpetro, mở rộng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và Liên Bang Nga. 
    Đến dự buổi họp mặt là các thành viên đại diện cho hội hữu nghị Nga-Việt tại trường: Phó Hiệu trưởng  phụ trách các vấn đề Quan hệ quốc tế ông Zhuravel V.G. và Giám đốc Trung tâm phối hợp các dự án với Việt Nam ông Chmyr A.V. .
     Thực tế cho thấy hội Hữu nghị Nga - Việt tại trường Đại học Hàng hải MSUN được thành lập cách đây 5 năm và đã có nhiều hoạt động tích cực và mang lại hiệu quả cao nhờ vào các khóa học viên Việt Nam tại trường.
     Trong khoảng thời gian của mình, hội đã cho ra mắt tập san về những thủy thủ vùng Viễn Đông trong và sau chiến tranh Việt Nam (một trong các phần của cuốn tập san này được thực hiện bởi các học viên tại trường, ba cuốn tập san đơn vị "Dành cho những ai lựa chọn biển cả" phản ánh quá trình học tập và cuộc sống của sinh viên Việt Nam tại Vladivostok, sau đó là dự án thành lập các trang web của các trường đại học vùng Viễn Đông bằng tiếng Việt.
     Năm 2017 đánh dấu bước ngoặt mới của Trường đại học hàng hải MSUN khi trường sẽ  phát hành và cho ra mắt bộ phim tài liệu về lứa học viên Việt Nam đầu tiên ra trường  dưới sự hợp tác của trường đại học với công ty dầu khí Vietsovpetro. Có thể thấy rằng, 4 khóa học viên Việt Nam đầu, mỗi khóa 6 học viên từ Vietsovpetro đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động chung của trường … và hơn nữa là truyền thống hiếu học – 80% trong số đó đạt loại Xuất sắc. Bộ phim sẽ được phát hành vào đầu năm học tới đây. Trong những năm tới chính phủ hai nước sẽ lên kế hoạch cụ thể hơn, coi trọng việc ưu tiên cho giáo dục và đào tạo ngành hàng hải qua các dự án khác nhau nhằm thu hút nhân tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển KHKT của cả 2 nước. 
     Hội hữu nghị nga - Việt tại trường dự kiến lập phòng triển lãm các hiện vật Việt Nam của hội nhằm thu hút thêm thành viên tham gia và duy trì hoạt động của mình.


  
      Một số hình ảnh về buổi gặp mặt:











Tác giả: Nguyễn Đại Hoàng
Tham khảo: http://msun.ru/ru/news/id-4970

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.