Bài mới nhất

     Trường đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy hiện là cơ sở giáo dục quốc gia cấp liên bang bậc đại học.
     Trường đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy đào tạo bậc sơ cấp, trung cấp và cao cấp của hệ giáo dục chuyên nghiệp, sau đại học và bổ túc giáo dục, đào đạo nghề, chương trình giáo dục phổ thông (trung học phổ thông toàn cấp, phổ thông cơ bản, phổ thông sơ cấp).
     Trường đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy là cơ sở giáo dục đại học có lịch sử hình thành từ năm 1944. Theo nghị quyết của ủy ban Quốc phòng nhà nước số 5311từ  05 /03 /1944 “Nhằm đào tạo cán bộ cho bộ Hải quân , theo sự chỉ đạo của Hội đồng ủy ban nhân dân Liên Xô số 10733 từ 16/ 03/ 1944, theo lệnh của ủy ban nhân dân toàn liên bang Nga về trường đại học ở các khối quốc gia XHCN thuộc Liên Xô số số 135 từ 11/ 04/ 1944 theo chỉ đạo của Ủy ban thuộc Hải quân Liên Xô số số 223 từ 7/ 07/ 1944. Kĩ thuật Hàng hải Vladivostok đã được tổ chức lại thành Cao đẳng Hàng hải Vladivostok (VVMU).
     Năm 1958, theo lệnh của Bộ trưởng Hải quân số 571/163 Cao đẳng Hàng hải Vladivostok được đổi tên thành Cao đẳng kĩ thuật Hàng hải Vladivostok. Theo lệnh của Bộ trưởng Hải quân số 165 Cao đẳng kĩ thuật Hàng hải Vladivostok đã được đổi tên thành Cao đẳng kĩ thuật Hàng hải Viễn đông mang tên Đô đốc Nhevelskoy (DVVIMU).
     Theo nghị định số số 207 của Hội đồng Liên Xô của Bộ trưởng năm 1991 DVVIMU đổi tên thành Cao đẳng Hàng hải Nhà nước Viễn Đông mang tên Đô đốc Nhevelskoy.
     Theo lệnh số số 148 năm 2001 của Cơ quan liên bang Bộ Giao thông vận tải đường sông, đường biển Cao đẳng Hàng hải Nhà nước Viễn Đông mang tên Đô đốc Nhevelskoy được tổ chức lại thành cơ sở giáo dục liên bang nhà nước “Đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy”.
     Trong thời gian hoạt động Đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy đã đào tạo hơn 40 nghìn chuyên gia.

   Đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy bao gồm 5 chi nhánh hoạt động độc lập:
1. Cao đẳng Hàng hải Sakhalin mang tên Guzhenko - một chi nhánh của trường tại thành phố Kholmsk;
2. Chi nhánh Nakhodka tại tp Nakhodka;
3. Chi nhánh Amur tại thành phố Blagoveshchensk ;
4. 2 văn phòng đại diệntại thành phố Khabarovsk và Moscow.
     Đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy được giấy phép do bộ giám sát liên bang Giáo dục và Khoa học có quyền tiến hành các hoạt động giáo dục bao gồm: 52 chương trình giáo dục đại học, 24 chương trình giáo dục trung cấp nghề, 15 chương trình giáo dục sơ cấp nghề nghiệp, 19 chuyên ngành nghiên cứu sinh, 6 chương trình giáo dục bổ sung, 27 chương trình đào tạo nghề, 3 chương trình giáo dục phổ thông.                              

Những học viên đã tốt nghiệp:
1.     Shchetinina Anna Ivanovna – thuyền trưởng, anh hùng Lao động xã hội năm 1982, tốt nghiệp VVMU năm 1929;
2.     Zach Nikolai Petrovich - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải của Nga 1996-1998, tốt nghiệp DVVIMU 1962 ;
3.     Parfentev Oleg Stepanovich - Tổng giám đốc Công ty cổ phần "NORFES" tốt nghiệp DVVIMU 1969;
4.     Misko Victor Mikhailovich - Tổng Giám đốc của FESCO năm 1986-2000, tốt nghiệp VVMU năm 1954.
5.     Lugoves Alexander Anatolievich - Tổng Giám đốc của FESCO, thứ trưởng đầu tiên của giao thông vận tải của Nga 1997-2000, tốt nghiệp DVVIMU năm 1970.
6.     Davydenko Alexander Alexandrovich -  Bộ trưởng Bộ giao thông đường thủy liên bang của Nga năm 2005-2015, tốt nghiệp DVVIMU 1980.
7.     Sergey O. Frank - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải của Nga giai đoạn 1998-2004, Tổng giám đốc công ty vận tải quốc gia "Sovcomflot", tốt nghiệp DVVIMU năm 1983 v…v…
Về cơ bản, trường có cấu trúc gồm 8 viện:
1.     Học viện Hải quân;
2.     Viện công nghệ thông tin Hàng hải;
3.     Viện nhân văn – xã hội Hàng hải;
4.     Viện kinh tế và quản lí vận tải biển;
5.     Viện bảo vệ biển và khai thác thềm lục địa;
6.     Viện giáo dục quốc tế;
7.     Viện Hàng hải mở;
8.     Viện giáo dục chuyên ngành sau đại học.  
Trong cơ cấu tổ chức của viện bao gồm: 15 khoa và 53 phòng ban.

     Học viên và học sinh học tập tại trường có cơ hội vừa học chuyên ngành chính vừa học bổ sung tại ban quân sự, sau khi hoàn thành khóa học sẽ được nhận cấp bậc – trung úy trù bị.
     Chương trình giáo dục tại trường được giảng dạy bởi những giáo sư, giảng viên có trình độ chuyên môn cao.
     Trường có 65 tiến sĩ, giáo sư và 290 phó tiến sĩ, phó giáo sư. Giảng viên có trình độ cao chuyên môn chiếm hơn 63%, tiến sĩ và giáo sư chiếm hơn 11%.
     Trường có 7 tòa nhà học, trung tâm nghiên cứu học tập, hơn 80 phòng thí nghiệm, hơn 8 phòng đọc chuyên nghành với 320 chỗ ngồi, có hơn 430 đầu sách, bản in phục cho quá trình giáo dục tại trường.
     Trường bố trí các tổ hợp mô phỏng hiện đại (hơn 20 tổ hợp), bao gồm mô phỏng điều khiển tàu và lái tàu, những mô phỏng của hệ thống truyền thông và bản đồ điện tử. Thực hành huấn luyện giải cứu được thực hiện tại hồ bơi dài 25m. Các khóa chuẩn bị y tế được tiến hành tại trung tâm chuẩn đoán y tế được cấp phép bằng các thiết bị công cụ mô phỏng, phòng học.
     Tại trường Đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy (cùng với các chi nhánh) theo học chương trình đào tạo chính quy có hơn 7.500 sinh viên, bao gồm:
1.Chương trình đại học - 5,4 ngàn học sinh (học viên).
2.Chương trình trung học - 1,8 ngàn học sinh (học viên) .
     Các chuyên ngành đào tạo chính của trường:
1.     Khoa hàng hải.
2.     Khai thác các thiết bị năng lượng tàu thủy.
3.     Khai thác các thiết bị điện và thiết bị tự động hóa tàu thủy.
4.     Công nghệ khai thác thiết bị vô tuyến vận tải.
5.     Công nghệ quá trình vận tải.
6.     Khai thác phương tiện vận tải, máy móc công nghệ và dây chuyền.
7.     Đóng tàu, công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng hải.
     Khóa thực tập huấn luyện của học viên và sinh viên được đảm bảo, hiệu quả nhờ vào các cơ sở thí nghiệm chuyên biệt cùng với các thiết bị mô phỏng thực tế, được trải qua khóa thực tập bơi trên tàu, thực hành chế tạo tại phòng học nghề của trường, nhà máy sửa chữa tàu, cảng và các doanh nghiệp khác vùng Viễn Đông.
     Nhà trường cũng đã kí kết các thỏa thuận về đào tạo sinh viên qua các chuyến thực tập với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động: công ty cổ phần "Công ty vận tải Viễn Đông", công ty cổ phần "Công ty vận tải vùng Primorye", Công ty cổ phần "Công ty Vận tải Bắc Cực", Công ty cổ phần "Công ty Vận tải Sakhalin", Công ty cổ phần "Công ty Vận tải sông Amur", JSC "SakhBASU", OAO "Công ty vận tải Viễn Đông", công ty cổ phần "Roman", Công ty cổ phần "Cơ quan hàng hải", LLC "Công ty quan hệ quốc tế", LLC "Primtanko", LLC "Dalmarin" , FSUE Rosmorport (chi nhánh Viễn Đông) và các tổ chức khác.

     Nhu cầu đối với học viên tốt nghiệp đại học tại các thị trường lao động của khu vực Viễn Đông là rất cao, gần như tất cả các sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm trong lĩnh vực của họ và còn lại làm việc ở vùng Viễn Đông.
     Tỉ lệ học viên tốt nghiệp theo thống kê thất nghiệp không vượt quá 3%.
     Thống kê của các nhà lãnh đạo công ty, doanh nghiệp cho thấy rằng học viên tốt nghiệp của trường có trình độ khá cao về đào tạo chuyên ngành từ  đó cho phép học viên tốt nghiệp thích ứng với các điều kiện khó khăn của nền kinh tế thị trường.
     Nhằm đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp nhà trường có hệ thống cho phép thống kê nhu cầu giáo dục của học viên và xây dựng lại để phù hợp với cấu trúc của chuyên ngành đào tạo, từ  đó nâng cao mối quan hệ giữa các chuyên gia trong tương lai và các nhà sử dụng họ - các doanh nghiệp và tổ chức. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn nhưng trường  luôn cố gắng giữ các hệ thống quản lý phân chia sinh viên tốt nghiệp nhằm đảm bảo tiêu chí người lao động và nhà tuyển dụng. Đặc biệt nhu cầu của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành hàng hải, trên thực tế đều nhận được lời mời làm việc.
     Hơn 500 học viên tốt nghiệp hàng năm, trong đó hơn 35% đã có định hướng việc làm. Các công ty tuyển dụng chính là Công ty cổ phần "Công ty vận tải biển Primorye", công ty cổ phần "Công ty vận tải Viễn Đông", công ty cổ phần "Công ty vận tải Sakhalin ", công ty cổ phần "Primtanko", công ty cổ phần " Công ty quốc tế FESCONTRAN".
Thông tin dịch từ website chính thức của trường, được cập nhật lần cuối 12.12.2016
do nhóm dịch Phạm Văn Vượng - Bùi Văn Tú - Ban biên tập MGUVla.net

Vừa qua, ngày 10/12/2016, theo đúng phương hướng do BCH đề ra, CLB Hàng hải kì đầu tiên đã diễn ra trong không khí háo hức, mong đợi của mọi thành viên. Đúng 18h45 phút, mọi người có mặt tại phòng 9112, chuẩn bị cho những bất ngờ phía trước. Với sự tham gia của 25 Đoàn viên cùng 2 anh nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Nên và Vũ Văn Mừng, hiện đang học và làm việc tại trường, buổi sinh hoạt của CLB đã diễn ra thành công tốt đẹp.


Mở đầu chương trình là phần thi giải đáp mật thư, 26 thành viên được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm được giao cho một mật thư. Mật thư là các từ khóa thường gặp trong quá trình học tập tại trường, các từ rất thông dụng nhưng lại thường hay bị nhầm lẫn khi sử dụng chúng. Với sự nhanh nhẹn, thông minh cũng như hoạt bát của các Đoàn viên tham gia, trò chơi rất nhanh chóng kết thúc, các bạn tham gia đã giải đáp đúng gần hết các từ khóa của mật thư. Tuy nhiên, có rất nhiều từ lạ mà nhiều bạn không biết, cần được giải thích. Với sự chu đáo, cẩn thận của Ban tổ chức, đặc biệt là bạn Nguyễn Sỹ Minh, bạn đã giải thích rất rõ ràng ý nghĩa cũng như cách sử dụng của các từ. Đặc biệt, buổi sinh hoạt lần này với sự tham gia của các anh nghiên cứu sinh, cũng là các thầy giáo với trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực tàu biển, các anh đã rất tận tâm giải đáp khá nhiều thắc mắc của mọi người, những kiến thức thu nhận được thực sự rất bổ ích và phục vụ rất nhiều cho việc học tập tại trường. Một học viên sau buổi sinh hoạt có chia sẻ với BTC “Phải nói là trong tất cả các chương trình câu lạc bộ mình từng tham gia thì buổi hôm nay là buổi mà mình cảm thấy hứng thú nhất tính đến thời điểm hiện tại, chủ đề gần gũi, ae chia sẽ cho nhau kiến thức "chạm trán " thực thế phải nói là cực kì bổ ích, dù chỉ tham gia được 1 giờ thôi cũng hơi tiếc do trực, hi vọng sẽ có thật nhiều buổi như thế này nữa. Cảm ơn các bạn trong BTC rất nhiều!”.


 Thật sự chỉ với 1 giờ đồng hồ ngắn ngủi nhưng CLB Hàng hải đã mang đến rất nhiều cảm xúc cho các bạn tham gia. Theo dự kiến, buổi sinh hoạt lần tiếp theo của đơn vị sẽ tiếp nối sự hấp dẫn của kì đầu, và hơn thế nữa là những sự mới mẻ, thú vị đang chờ đón phía trước. Mong các bạn tiếp tục tham gia hưởng ứng!
 
Anh Vũ Văn Mừng đang giảng cho các thành viên CLB về hiện tượng tạo bọt bóng khí nơi chân vịt tàu
    Tác giả: Hồ Bình Trọng (Ban thư ký CLB)

Một số hình ảnh khác trong buổi sinh hoạt:


     Chương trình đào tạo tại trường Đại học Hàng hải quốc gia Liên bang Nga mang tên đô đốc Nhevelskoy
Thông tin chung
STT Các nhóm ngành mở rộng Trình độ đào tạo Hình thức đào tạo Thời hạn công nhận của nhà nước có hiệu lực với giấy phép cho các chương trình đào tạo Thời gian đào tạo
Mã ngành Chương trình đào tạo Chính quy,
tại chức,
Đào tạo từ xa
Giáo dục đại học 
1 01.00.00 TOÁN VÀ CƠ KHÍ
01.06.01 Toán học và Cơ học Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017 4 năm
2 03.00.00 VẬT LÝ VÀ THIÊN VĂN HỌC
03.06.01 Vật lý và Thiên văn học Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017 4 năm
3 04.00.00 HÓA HỌC
04.06.01 Hóa học Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017 4 năm
4 09.00.00 KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH
09.03.01 Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020 4 năm
09.06.01 Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017 4 năm
5 10.00.00 AN TOÀN THÔNG TIN
10.05.02 An toàn thông tin của hệ thống viễn thông Giáo dục đại học - chuyên gia Chính quy Đến 07.08.2020. 5 năm
10.05.04 An ninh thông tin-phân tích Giáo dục đại học - chuyên gia Chính quy Đến 07.08.2020. 5 năm
10.06.01 An ninh thông tin Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017. 4 năm
6 11.00.00 ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN
11.03.02 Thông tin và Truyền thông Công nghệ và Hệ thống truyền thông Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
11.06.01 Điện tử, kỹ thuật vô tuyến điện và các hệ thống thông tin liên lạc Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017. 4 năm
7 13.00.00 CÔNG NGHỆ ĐIỆN VÀ NHIỆT
13.06.01 Kỹ thuật điện và nhiệt Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017. 4 năm
8 15.00.00. CHẾ TẠO CƠ KHÍ
15.03.01 Chế tạo cơ khí Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
15.03.02 Máy móc và thiết bị công nghệ Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
15.06.01 Chế tạo cơ khí Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017. 4 năm
9 20.00.00 AN TOÀN LAO ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
20.03.01 An toàn lao động  Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
20.06.01 An toàn lao động  Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy, tại chức Đến 01.01.2017. 4 năm
10 23.00.00 KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN P.TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
23.03.01 Công nghệ của các quá trình vận tải Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
23.03.03 Hoạt động của phương tiện giao thông  công nghệ và hệ thống Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
11 KHAI THÁC CÁC PHƯƠNG TIỆN HÀNG KHÔNG VÀ CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ
37766 Vận hành phương tiện giao thông vận tải Thiết bị vô tuyến Giáo dục đại học - chuyên gia Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 5 năm
12 26.00.00 THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
26.03.01 Điều khiển, quản lý, đảm bảo phương tiệnđường thuỷ Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
26.03.02 Đóng tàu, công nghệ đại dương và các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật biển Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
26.05.05 Điều khiển tàu thủy Giáo dục đại học - chuyên gia Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 5 năm
26.05.06 Khai thác máy tàu Giáo dục đại học - chuyên gia Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 5 năm
26.05.07 Khai thác thiết bị điện hàng hải và phương tiện tự động Giáo dục đại học - chuyên gia Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 5 năm
26.06.01 Công nghệ giao thông vận tải đóng tàu và phương tiện đường thủy Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017. 4 năm
13 27.00.00 QUẢN LÝ HỆ THỐNG KỸ THUẬT
27.03.04  Quản lý trong hệ thống kỹ thuật  Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
14 37.00.00 KHOA HỌC TÂM LÝ
37.03.01 Tâm lý học Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
37.04.01 Tâm lý học Giáo dục đại học - thạc sĩ Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm
37.06.01 Khoa học tâm lý Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017. 3 năm
15 38.00.00 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
38.03.01 Kinh tế Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
38.03.02 Quản lý Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
38.03.03 Quản trị nhân lực Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
38.06.01 Kinh tế học Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy, tại chức Đến 01.01.2017. 3 năm
16 39.00.00 XÃ HỘI HỌC VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HỌC
39.03.01 Xã hội học Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
39.06.01 Khoa học xã hội Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy Đến 01.01.2017. 3 năm
17 40.00.00 Luật học
40.03.01 Luật học Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
18 46.00.00 LỊCH SỬ VÀ KHẢO CỔ HỌC
46.03.02 Quản lý hồ sơ và Lưu trữ Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy Đến 07.08.2020. 4 năm
46.06.01 Khoa học lịch sử và khảo cổ học Giáo dục đại học - đào tạo cán bộ có trình độ cao Chính quy, tại chức Đến 01.01.2017. 3 năm
19 49.00.00 VĂN HÓA THỂ DỤC THỂ THAO
49.03.01 Thể dục Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 4 năm
20 NGHIÊN CỨU DỰ ÁN XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
51.03.03 Hoạt động xã hội và văn hóa Giáo dục đại học - cử nhân Chính quy,đại học từ xa Đến 07.08.2020. 4 năm
51.04.03 Hoạt động xã hội và văn hóa Giáo dục đại học-thạc sĩ Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm
Chương trình đào tạo Giáo dục dạy nghề cho người lao động có tay nghề cao (người lao động)
1 23.01.03 Cơ khí tự động Giáo dục dạy nghề Chính quy từ 16.07.2015. 3 năm
Chương trình đào tạo giáo dục hướng nghiệp trung học cho các chuyên gia trung cấp
1 09.00.00 KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TINH
09.02.04 Hệ thống thông tin(theo các ngành)  Giáo dục dạy nghề Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng. 
3 năm 10 tháng.
2 15.00.00 KỸ THUẬT
15.02.06 Lắp đặt và bảo dưỡng kỹ thuật điện lạnh và máy nén(theo các ngành) Giáo dục dạy nghề Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng., 
3 năm 10 tháng.
3 22.00.00 CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
22.02.06 Sản xuất hàn Giáo dục dạy nghề Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm 5 tháng.
4 23.00.00  KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN PHƯƠNG TIỆN ĐƯỜNG BỘ 
23.02.01 Tổ chức giao thông và quản lý các phương tiện giao thông vận tải (theo loại) Giáo dục dạy nghề Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng., 
3 năm 10 tháng.
23.02.03 Bảo trì và sửa chữa xe có động cơ Giáo dục dạy nghề Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng., 
3 năm 10 tháng.
5 26.00.00 THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐƯỜNG THỦY
26.02.01 Hoạt động của các tuyến đường thủy nội địa Giáo dục dạy nghề Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng., 
3 năm 10 tháng.
26.02.03 Điều khiển tàu biển Giáo dục dạy nghề Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng., 
3 năm 10 tháng.
26.02.05 Khai thác máy tàu Giáo dục dạy nghề Chính quy, tại chức Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng., 
3 năm 10 tháng.
26.02.06 Khai thác thiết bị điện hàng hải và phương tiện tự động Giáo dục dạy nghề Chính quy Đến 07.08.2020. 2 năm 10 tháng., 
3 năm 10 tháng.

Thông tin dịch từ website chính thức của trường lần cuối 10.12.2016
do nhóm dịch Phạm Văn Vượng - Bùi Văn Tú - Ban biên tập MGUVla.net

11.12.16
     Ngày 10/12/2016 tại thư viện vùng Primorye mang tên Gorkovo đã diễn ra ngày lễ kỉ niệm 45 năm ngày thành lập hội hữu nghị tỉnh Primorye với Việt Nam.

     Đến tham dự với chương trình có ngài Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vladivostok Huỳnh Minh Chính cùng các cộng sự tại lãnh sự quán Việt Nam. Đại diện cho trường Đại học hàng hải quốc gia Nga mang tên đô đốc Nhevelskoy (MSUN) là ông Журавель Юрий Григорьевич – phó hiệu trưởng mảng quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó là các vị khách mời đại diện đến từ trường Đại học tổng hợp liên bang viễn đông, ban văn hóa hữu nghị Nga-Việt. Cùng tham gia vào buổi lễ là các học viên trường MSUN và các bạn sinh viên Nga học tiếng Việt đến từ đại học tổng hợp liên bang Viễn Đông (DVFU).

     Mở đầu buổi lễ là bài phát biểu của ngài Tổng Lãnh sự Huỳnh Minh Chính. Ông khẳng định, quan hệ hữu nghị Việt-Nga được thành lập từ năm 1950 tới nay sẽ mãi mãi vững bền và luôn luôn phát triển.
     Phần tiếp theo của buổi lễ gồm có : giới thiệu video clip «Добро пожаловать во Вьетнам», đọc thơ tiếng Việt (Truyện Kiều – Nguyễn Du), giao lưu âm nhạc (bài hát Trống cơm do ca sỹ Nguyễn Thị Mai Dung trình bày), giới thiệu nghệ thuật tranh đông hồ, múa nón lá, giới thiệu tập sách “Primorye-ViệtNam : Nhịp cầu tình bạn”, giới thiệu ẩm thực Việt (Nem rán), trò chơi đố vui với các kiến thức hiểu biết về Việt Nam.
     Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga được vun đắp trên cơ sở kế thừa quan hệ “chí tình, chí nghĩa” giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây. Trải qua nhiều thăng trầm, mối quan hệ hữu nghị, truyền thống này ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu và là tài sản vô giá để hai nước, hai dân tộc giữ gìn, phát triển.

     Buổi lễ gửi gắm đến tất cả mọi người thông điệp sâu sắc: Chúng ta không bao giờ quên đi sự giúp đỡ quý báu của người bạn, người đồng chí Liên Xô (nay là Liên bang Nga).
     Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường nói:
      “Đối với Lênin, đối với Cách mạng Tháng Mười, đối với Đảng Cộng sản, Chính phủ Liên Xô và nhân dân Xô Viết, chúng ta 'Uống nước phải nhớ nguồn'.”
  
   Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng nói:
      “ Nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng mỗi bước đi lên, mỗi chặng đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với những sự kiện trọng đại diễn ra trên đất nước Liên Xô. ”
Tác giả: Chu Đào Sơn Linh

Một số hình ảnh khác liên quan đến buổi lễ:





















     Đối với người Việt thì thanh long rất là ngon, thế còn người nước ngoài? Cùng xem hai anh bạn người Nga nghĩ thế nào về thanh long Việt Nam nhé!




    Tập 2 - Thạch sữa chua! Try vietnamese food! Cùng xem các bạn Nga nhận xét như thế nào về thạch sữa chua của Việt Nam ta nhé !




Tập 3 - Hương vị thịt bò khô không chỉ hấp dẫn người Việt mà ngay cả các bạn nước ngoài. Cùng xem biểu cảm của hai anh bạn người Nga khi nếm thử thịt bò khô cay cay ngon lành nhé!!!


Tập 4 - Bánh dừa nướng thơm thơm ngon ngon, không cần nói nhiều, xin mời thưởng thức :D

Tập 5 - Kẹo đậu phộng (kẹo lạc) - Một món ăn gắn liền với tuổi thơ, và ngay cả người lớn cũng rất thích, cùng xem cảm nhận của người nước ngoài khi ăn kẹo lạc thơm ngon giòn rụm nhé! :D

Facebook tác giả: https://www.facebook.com/sonlinhchu

Ban biên tập

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.