Đề phòng và xử lý các loại tai nạn thường xảy ra trên tàu (Phần 1)
ĐỀ
PHÒNG VÀ XỬ LÝ CÁC LOẠI TAI NẠN THƯỜNG XẢY RA TRÊN TÀU
Thuyền
trưởng Tiếu Văn Kinh
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)
Làm
việc trên tàu biển là làm việc trong một môi trường khắc nghiệt của biển cả.
Không một thuyền viên nào muốn hứng chịu những rủi ro thương vong cho mình và
cho đồng nghiệp. Mặc dù con người đã có nhiều biện pháp đề phòng chu đáo nhưng
các loại tai nạn trên tàu vẫn xảy ra.
Trong
nhiều năm qua, IMO và các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra hàng loạt quy định để
ngăn ngừa tai nạn và được các quốc gia triển khai áp dụng quyết liệt để đảm bảo
an toàn và an ninh cho thuyền viên.
Tuy
nhiên, lỗi của con người là một trong những yếu tố nghiêm trọng, là nguyên nhân
chính của phần lớn các tai nạn sự cố gây thương vong cho thuyền viên trên khắp
thế giới.
Có
một vài loại tai nạn đe dọa cuộc sống lặp đi lặp lại nhiều lần trên các tàu mặc
dù dã tuân thủ các quy trình an toàn, hầu hết trong số đó lại là do sai sót của
con người. Vì vậy, là người đi biển, điều quan trọng là bạn phải nhận diện những
tai nạn chết người đó và đề phòng đặc biệt cẩn thận để loại bỏ tất cả những
nguyên nhân có thể gây tai nạn trong môi trường sống và làm việc.
Các
nội dung dưới đây không phải là các quy trình mà là các hướng dẫn tổng hợp được
đúc kết nhằm giúp giảm thiểu sai sót và nâng cao an toàn cho người đi biển, hạn
chế thấp nhất tác động của các vụ tai nạn thường gặp xảy ra trên tàu. Hãy cùng
nhau điểm qua các tai nạn lớn thường xảy ra trên tàu và cách ngăn ngừa và xử lý
chúng.
I.
Người rơi xuống nước
Người
rơi xuống nước (Man Overboard) trong khi đang làm việc là một trong những tình
huống thường gặp và nguy hiểm dẫn tới tai nạn. Mặc dù thuyền viên đã được đào tạo
để đối phó với tình huống này, tuy nhiên thời tiết xấu và biển động mạnh có thể
làm ngưng trệ các hoạt động cứu hộ dẫn tới thương vong hay mất tích.
Những
khu vực có nhiệt độ nước quá lạnh cũng có thể gây hạ thân nhiệt hoặc các vấn đề
sức khỏe nguy hiểm khác, kể cả chết cóng. Trong quá khứ nhiều người đã thiệt mạng
trong tai nạn rơi xuống biển.
1.
Các cuộc diễn tập nhằm cứu người “rơi xuống nước” phải được thực hiện trên tàu
để đối phó với tình huống này và để đảm bảo rằng, khi cần thuyền viên trên tàu
có thể nhanh chóng và an toàn hạ xuồng cấp cứu, khởi động hệ thống cấp cứu nhằm
cứu người từ trong nước và hồi phục sức khỏe cho họ. Dưới đây là nhưng điều cần
lưu ý trong khi diễn tập:
• Thuyền viên phải biết tác
động của hiện tượng bị cóng lạnh và cách sơ cứu người bị giảm thân nhiệt.
• Thuyền viên phải thành thạo
hạ xuồng cấp cứu xuống nước và khởi động để cứu người một cách an toàn và có kiểm
soát.
• Xuồng cấp cứu phải thường
xuyên được kiểm tra thích hợp và bảo dưỡng định kỳ để sẵn sàng sử dụng.
• Khi hạ xuồng cấp cứu,
thuyền viên làm việc trên xuồng phải mặc đồ bảo hộ thích hợp.
• Phải thực hiện theo đúng
quy trình tim cứu khi người rơi xuống nước bị mất tích.
• Sau khi hoàn thành cuộc
diễn tập xuồng cấp cứu phải được phục hồi nguyên trạng và sẵn sàng sử dụng ngay
lập tức khi cần.
• Các phương tiện sơ cứu
lúc nào cũng phải sẵn sàng, sĩ quan phụ trách y tế của tàu phải biết cách sơ cứu.
2.
Quan sát và phát hiện sớm ngay từ đầu người rơi xuống nước và tiếp tục theo dỏi
họ cho đến khi thực hiện hành động cấp cứu là rất quan trọng để năng cao khả
năng cứu sống họ. Khi nhìn thấy họ trên biển cần phải:
• Không rới mắt khỏi người
rơi xuống nước và báo ngay cho những người khác trên tàu bằng cách hô to ”người
rơi xuống nước” đồng thời nói rõ bên mạn phải hay trái cho đến khi một ai đó
báo lên sĩ quan trực buồng lái.
• Sĩ quan trực trên buồng
lái phát 3 tiếng còi dài (chữ O) báo động “ người rơi xuống nước”, thông báo
ngay cho Thuyền trưởng ngay lập tức, đồng thời kéo cờ chữ “O” (ban ngày) để
thông báo cho toàn thể thuyền viên trên tàu và các tàu khác ở gần.
• Ném ngay một phao cứu
sinh có đèn tự sáng và pháo khói (và SART nếu có sẵn) gần người rơi xuồng nước.
Nên nhớ chỉ ném một phao thôi, nếu ném trên một pháo sẽ làm người rơi xuống nước
rối trí vì người ấy đang trong tình trạng hốt hoảng.
• Chỉ định một thuyền viên
theo dỏi người bị nạn.
• Chuyển sang lái tay
• Giảm ngay tốc độ tàu và bẻ
hết lái về phía người rơi xuống nước, bắt đầu điều động cứu người.
• Phải điều động tàu cẩn thận
không đê tàu đâm va vào người bị nạn.
• Máy tàu lúc nào cũng phải
sẵn sàng.
• Chuẩn bị xuồng cấp cứu, tập
họp nhóm cấp cứu hành động ngay lập tức càng sớm càng tốt. Thả xuồng cấp cứu.
• Cứu người rơi xuống nước
và đưa ngay vào phương tiện giữ nhiệt (thermal protective aid -TPA) để tránh
người bị nạn mất nhiệt.
• Bắt đầu sơ cứu ngay khi
có thể cho đến khi mang lại hiệu quả. Mọi sự chậm trễ đều có thể dẫn đến tử
vong.
3. Những
điều cần chú ý khi sơ cứu người bị cóng lạnh:
• Cần cách ly với giá lạnh,
làm nóng thân thể , không để bị mất nhiệt
• Chuồm ấm, ủ ấm thân thể bằng
chăn ấm
• Để nạn nhân nằm nơi kín
gió, tuyệt đối không hơ lửa sưởi ấm
• Không chà xác nơi bị lạnh
cóng trên cơ thể.
II.
Tai nạn trong không gian kín
Tai
nạn bên trong không gian khép kín (Enclosed Space) cũng rất phổ biến trên tàu.
Tai nạn này xảy ra chủ yếu khi thuyền viên vào làm việc bên trong không gian hạn
hẹp/khép kín mà không thực hiện việc thông gió, thải khí thích hợp hoặc trong
không gian kín tiềm ẩn các túi khí độc, khí dễ bắt lửa.
Mặc
dù được biết hàng năm có một số người thiệt mạng do tai nạn này, nhưng không ít
thuyền viên vẫn còn thờ ơ và coi thường các quy trình cho người vào không gian
kín, tự mạo hiểm cuộc sống của mình và của đồng nghiệp.
Cần
tuân thủ “Quy trình vào không gian kín” giành cho loại tàu chỉ định trong Sổ
tay QLAT của tàu. Lưu ý các yêu cầu sau đây:
• Sĩ quan và thuyền viên
trên tàu phải được huấn luyện và diễn tập vào không gian kín.
• Đánh giá rủi ro, được thực
hiện bởi một sĩ quan có thẩm quyền. Xác định không gian kín có thể thiếu oxy hoặc
có khí độc hại.
• Lập sẵn một danh mục các
công việc cần phải hoàn thành để thực hiện đánh giá rủi ro các tác nghiệp một
cách dễ dàng và nhanh chóng , chẳng hạn các tác nghiêp hàn cắt, thay ống , vào
nồi hơi kiểm tra …, đồng thời phải kèm theo giải pháp sơ cứu cần tuân thủ khi xảy
ra sự cố.
• Phải hiểu rõ và nắm chắc
các nguy hiểm tiềm ẩn khi vào không gian kín trên từng loại tàu đặc biệt như
tàu dầu, tàu hóa chất, tàu sử dụng nitơ làm khí trơ, tàu hàng rời, tàu chở hàng
nguy hiểm đóng gói, tàu chở vật liệu hút oxy, tàu đang khử trùng v.v…
• Đảm bảo thông gió tự
nhiên và thông gió cơ học khắp khu vực không gian kín với thời gian kéo dài
thích hợp.
• Chiếu sáng thích hợp
trong không gian kín.
• Đo nồng độ oxy và nồng độ
khí độc bằng các đồng hồ đo chuyên dụng và khẳng định là an toàn. Nồng độ oxy
phải đảm bảo không nhỏ hơn 20% thể tích không khí.
• Sẵn sàng một bộ SCBA đã
được kiểm tra, cùng các trang bị sơ cứu ngay bên ngoài.
• Sĩ quan chịu trách nhiệm
phải có mặt vào thời điểm cho người vào không gian kín.
• Thiết lập trao đổi thông
tin từ bên ngoài ngay tại cửa vào với người vào không gian kín.
• Người vào không gian kín
phải sử dung đồ bảo hộ lao động thích hợp và sử dụng thiết bị thở khi cần.
• Người vào không gian kín
phải mang theo dây cứu sinh (lifeline).
• Người vào không gian kín
không được mang theo nguồn phát tia lửa.
• Hạn chế số lượng người
vào khu vực kín, chỉ cho vào đủ số người cần cho công việc.
• Người vào không gian kín
phải mang theo đồng hồ đo nồng độ oxy (oxygen analyzer), đồng hồ đo có thể phát
báo động âm thanh khi nồng độ oxy suy giảm dưới mức an toàn, khi có báo động phải
cho người sơ tán ngay khỏi khu vực kín không chậm trễ.
• Treo thông báo “có người
làm việc trong khoang kin” ở nơi cần thiết để người khác không khởi động các
thiết bị ảnh hưởng người bên trong khoang kín.
• Điền vào Giấy phép làm việc
và thực hiện kiểm tra theo Danh mục kiểm tra vào không gian kín
• Chỉ được phép vào không
gian kín khi có Giấy phép vào không gian kín do Thuyền trưởng ban hành (hoặc
Máy trưởng ban hành cho bộ phận máy).
• Nên nhớ rằng Giấy phép
vào không gian kín có giá trị trong khoảng thời gian nhất định, khi hết hạn phải
ban hành một giấy phép mới sau khi rà soát lại Danh mục kiểm tra
• Bản Danh mục kiểm tra phải
được người vào khoang kín và sĩ quan chịu trách nhiệm xem và ký trước khi thực
hiện vào không gian kín.
• Sau khi hoàn thành công
việc, người vào không gian kín đã ra bên ngoài thì Giấy phép vào không gian kín
ngay lập tức hết hiệu lực.
III.
Tai nạn điện giật
Cũng
giống như trên đất liền, điện giật (Electrical Shock) đã cướp đi nhiều sinh mạng
trên tàu. Sự kết nối điện thiếu ý thức, vỏ dây điện bị bong tróc, thiếu ý thức
đề phòng khi xử lý với các thiết bị điện v.v… đã dẫn tới nhiều tai nạn đáng tiếc
trong quá khứ.
Sau đây là các bước cần thực hiện để giảm thiểu nguy cơ điện giật trên tàu:
Sau đây là các bước cần thực hiện để giảm thiểu nguy cơ điện giật trên tàu:
• Công việc đầu tiên bắt đầu
trong ngày là kiểm tra tất cả các động cơ điện, đầu nối dây điện, các bộ chuyển
mạch; phát hiện các âm thanh bất thường, sự biến đổi nhiệt độ, và các đầu kết nối
lỏng lẻo.
• Đảm bảo tất cả các kết nối
điện đều nằm bên trong hộp đấu dây sao cho con người không vô tình va chạm.
• Trong khu vực sinh hoạt không
được sử dụng các ổ cắm phức hợp. không đun nấu.
• Cắt cầu dao trước khi bắt
đầu các công việc liên quan đến hệ thống điện
• Treo các bản thông báo chú ý để lưu ý đến mọi người các công việc đang tiến hành có liên quan đến đường điện để tránh tình cờ sử dụng điện.
• Treo các bản thông báo chú ý để lưu ý đến mọi người các công việc đang tiến hành có liên quan đến đường điện để tránh tình cờ sử dụng điện.
• Kiểm tra dây điện, đầu tiếp
đất của các công cụ điện, như máy khoan cầm tay, máy hàn điện v.v…, trước khi bắt
đầu công việc với các thiết bị ấy.
• Luôn mặc quần áo bảo hộ,
mang găng tay cao su, đặt miếng đệm cao su cách điện dưới chân/đầu gối và mang
giày an toàn để tránh nguy cơ điện giật.
• Sử dụng dụng cụ cách điện
khi làm việc hoặc kiểm tra hệ thống điện.
• Trước khi làm việc, tháo
đồ trang sức khỏi cổ tay và các thứ dẫn điện khác khỏi thân thể
• Điện trở của thân thể con
người rất cao đối với điện chi khi da khô ráo hoàn toàn và không bị ẩm, nhưng
điều đó khó tồn tại. Lưu ý người làm việc trong điều kiện không khí nóng bức, ẩm
ướt trên tàu thì nguy cơ bị điện giật là rất lớn.
• Nếu có thể nên tránh làm
việc gần các thiết bị đang hoạt động. Cần sử dụng các dụng cụ có tay cầm cách
điện để giảm thiểu rủi ro bị điện giật.
• Nhanh chóng tách người bị
điện giật ra khỏi mạch điện bằng cách dùng vật cách điện kéo người đó ra khỏi
nơi nguy hiểm và nhanh chóng sơ cứu.
• Người bị điện giật tim ngừng
đập phải nhanh chóng bằng mọi cách hồi phục cho tim đập trở lại, áp dụng hô hấp
nhân tạo để hồi phục nhịp đập của tim
• Nhiều vụ điện giật đã xảy
ra với điện áp thấp 60 V, vì vậy tất cả lưới điện trên tàu đều phải được coi là
nguy hiểm đến mạng sống con người.
IV.
Nổ thiết bị máy
Trang
thiết bị máy và các hệ thống nếu không được bảo dưỡng thích hợp đôi khi dẫn tới
kích nổ nghiêm trọng làm hủy hoại tài sản và người làm việc chung quanh. Các sự
cố như nổ máy nén, nổ cácte , nồi hơi vv… đã gây thương tích nghiêm trọng, thậm
chí tử vong trong nhiều trường hợp.
Mặc
dù không có cách thức đặc biệt nào để ngăn chặn các tai nạn nổ thiết bị máy
(Explosion in Machinery) gây tử vong, những vấn đề đề cập dưới đây là một số điều
quan trọng về các biện pháp phòng ngừa cần được tuân thủ.
1. Hiểu biết và thực hiện
đúng các quy trình khởi động và dừng máy:
Mỗi
con tàu đều khác nhau, và vì vậy hệ thống máy móc thiết bị của chúng cũng không
giống nhau. Mặc dù các loại hình cơ bản của các hệ thống máy móc thiết bị vẫn
có nhiều điểm tương đồng trên tất cả các tàu, nhưng quy trình vận hành và bảo
dưỡng sẽ khác nhau tùy theo các nhà sản xuất của trang thiết bị. Nó đòi hỏi các
sĩ quan máy của tàu phải hiểu biết và thành thạo các quy trình khởi động và dừng
máy trước khi làm các công việc khác. Điều này có thể được thực hiện bằng cách
đọc và áp dụng các hướng dẫn vận hành của từng hệ thống máy móc thiết bị và đặt
câu hỏi với các đồng nghiệp trong buồng máy, học hỏi các sĩ quan quản lý có
kinh nghiệm.
2. Đọc kỹ Sổ tay thiết bị:
Là
một thuyền viên bộ phận máy, bạn phải hiểu biết Sổ tay hướng dẫn thiết bị máy của
bạn như hiểu lòng bàn tay của mình. Đó là kiến thức cơ bản để bạn có thể xây dựng
nền tảng của lịch trình bảo trì trang thiết bị và các kỹ thuật xử lý sự cố. Nếu
không biết kết cấu/thiết kế thiết bị máy của bạn và cũng không biết nguyên tắc
nó hoạt động như thế nào thì bạn sẽ như kẻ mù lòa khi thiết bị phát sinh sự cố
trong tình huống khẩn cấp.
3. Tìm hiểu từ các Nhật
ký/Sổ ghi chép
Mỗi
máy móc thiết bị trong buồng máy đều có một lịch sử hoạt động cần được các sĩ
quan máy nghiên cứu kỹ lưỡng. Lịch sử hoạt động của chúng sẽ cho bạn biết những
gì đã xảy ra trong quá khứ bao gồm các sự cố, các trục trặc cũng như các hoạt động
duy tu, bảo trì của trang thiết bị đó.
4. Tim ra những chi tiết cụ
thể về tất cả Công tác bảo dưỡng sửa chữa lớn
Các
báo cáo sửa chữa và bảo trì trong quá khứ sẽ giúp bạn hiểu những vấn đề chính của
các máy móc thiết bị mà những sĩ quan trước đã phải đối mặt và những kinh nghiệm
đã được thường xuyên đúc kết. Các báo cáo bảo trì cũng sẽ bao gồm tất cả các
đánh giá và lời khuyên quan trọng và những gì cần xem xét khi xử lý các hệ thống
trang thiết bị riêng biệt nào đó.
5. Theo dõi giờ hoạt động của
trang thiét bị.
Tùy
thuộc vào giờ hoạt động của thiết bị máy móc, sĩ quan máy sẽ lập kế hoạch và thực
hiện lịch trình bảo trì tiếp theo. Nắm chắc giờ hoạt động của hệ thống trang
thiết bị là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn các trục trặc bất thường, hư hỏng đột
ngột .
6. Bằng cách tham khảo các
ghi chép, xem xét việc thay thế phụ tùng đã thực hiện ra sao
Hệ
thống máy móc thiết bị của tàu liên tục trải qua quá trình bảo trì thường xuyên
và liên quan đến công việc sửa chữa lớn. Trong quá trình đó một số bộ phận, phụ
tùng máy móc thiết bị đã được thay thế để hoàn thành công việc sửa chữa. Ví dụ
bất cứ khi nào sửa chữa lớn được thực hiện trên chốt trục khuỷu của máy thủy
(thông qua mài), thì kích thước của các bộ phận liên kết, chẳng hạn như bộ lót
trục thép đó cũng được thay đổi.
7. Biết tất cả các xét nghiệm
quan trọng
Tất
cả các trang thiết bị và hệ thống trong buồng máy thường có một số các xét nghiệm
kèm theo để đảm báo chúng hoạt động trơn tru. Là sĩ quan máy, điều quan trọng
là bạn phải hiểu được những xét nghiệm đó và học hỏi cách thực hiện cũng như
các quy trình có liên quan để gửi các mẫu thử lên bờ.
Các
xét nghiệm như xét nghiệm nước nồi hơi, xét nghiệm dầu bôi trơn máy phát điện,
vv…, yêu cầu sĩ quan máy phải biết thành phần của chúng, hóa chất liên quan và
các tạp chất thường thấy. Tìm hiểu mục đích và quy trình của các xét nghiệm này
để đảm bảo cho máy móc thiết bị của bạn hoạt động trơn tru.
8. Tìm các thông số trong
Nhật ký máy 3 tháng qua:
Nhật ký máy là một tài liệu
quan trọng trên tàu mà các sĩ quan máy phải tham khảo mỗi ngày. Vì vậy các bạn
phải bỏ thời gian lướt qua các thông sô của máy móc trong nhật ký, đặc biệt là
các thông số trong 3 tháng gần nhất, để hiểu các vấn đề phổ biến của thiết bị của
bạn và bất kỳ sự thay đổi lớn nào xảy ra trong hoạt động bình thường của chúng.
Từ các giải pháp nêu ra ở
trên, sĩ quan máy tàu biển phải biết rút ra các cách thức phòng ngừa có thể thực
hiện để ngăn chặn các vụ nổ trong thiết bị máy gây ra các tai nạn sự cố trên
tàu.
V.
Tai nạn khi tác nghiệp neo đậu buộc tàu
Một
lý do rất phổ biến khác có thể gây ra tai nạn thương vong trên tàu là những sai
sót trong tác nghiệp neo buộc tàu (Mooring Operation) . Neo đậu buộc tàu nói
chung gồm các tác nghiêp làm dây, điều khiển trang thiết bị khi tàu cặp và rời
cầu, phao, thả neo, kéo neo. Đó là những công việc thường xuyên, dễ phát sinh rủi
ro, đòi hỏi thuyền viên phải có kỹ năng và kiến thức.
Không
ít sĩ quan và thuyền viên đã đánh mất mạng sống của mình hàng năm vì những tai
nạn có liên quan đến tác nghiệp neo buộc tàu. Sau đây là mười giải pháp cần hết
sức lưu ý khi thực hiện các tác nghiêp này:
1. Không cho bất cứ ai
không phận sự có mặt trên mặt boong, trừ những người đang làm nhiệm vụ
Khi
thực hiện tác nghiệp neo buộc tàu, phải yêu cầu người không có phận sự liên
quan rời xa vị trí tác nghiệp để đảm bảo an toàn cho họ.
2. Cần xem xét tình hình thời
tiết
Khi
lên kế hoạch neo buộc tàu cần phải xem xét điều kiện thời tiết như hướng gió và
dòng chảy. Thuyền trưởng và sĩ quan hàng hải liên quan phải biết chi tiết hướng
và tốc độ dòng chảy cũng như các diễn biến thời tiết sắp tới trước khi bắt đầu
các tác nghiệp neo đậu, buộc tàu.
3. Hiểu biết về các Vùng
văng dây (Snap Back Zone) và các Vòng thắt nguy hiểm (Rope Bight):
Tất
cả những ai tham gia tác nghiệp neo đậu đều phải hiểu biết về Vùng văng dây và
Vòng thắt nguy hiểm khi làm dây. Không tiếp cận các nơi nguy hiểm đó. Vùng văng
dây là khu vực dây bị đứt có thể văng đến (màu đỏ trên hình bên). Người đứng
trong vùng này sẽ bị tai nạn. Vòng thắt của dây là các dây thả chùng thành các
khoanh, nếu đặt chân vào đó, khi dây bị rút bất ngờ sẽ gây ra tai nạn.
4. Kiểm tra tất cả các thiết
bị được sử dụng để neo đậu buộc tàu
Các
thiết bị như tời, trống, máy tời neo v.v .., sử dụng khi tác nghiệp neo đậu buộc
tàu phải được kiểm tra. Bảo dưỡng định kỳ thường xuyên là chìa khóa để đảm bảo
chúng vận hành trơn tru khi hoạt động. Đừng quên kiểm tra sức chịu tải của tời
dây, tời neo, và phanh.
5. Kiểm tra thường xuyên
các khuyết đầu dây
Nếu
các dây thừng, dây cáp chằng buộc cùng với các khuyết dây được sử dụng cho một
tác nghiệp chằng buộc (gồm các dây chéo lái, chéo mũi, dây giữa) thì phải đảm bảo
các khuyết có cùng kích thước và quấn cùng nguyên liệu. Kích thước và nguyên liệu
của các khuyết khác nhau sẽ làm cho các dây chằng buộc chịu tải không đồng nhất
dẫn tới đứt dây.
6. Chỉ xử lý mỗi lúc một đường
dây
Chỉ
được xử lý một lúc một đường dây trong quá trình thao tác dây. Nếu điều này
không được thực hiện mà dịch chuyển một lúc hai dây, thì gây quá tải trên các
đường dây khác khiến chúng có thể bị đứt. Thực hiện theo lệnh của Thuyền trưởng
và các sĩ quan chịu trách nhiệm để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
7. Kiểm tra thường xuyên tải
của các dây chằng buộc tàu
Đảm
bảo tải kéo đứt cho phép của bất cứ đường dây buộc tàu nào cũng không được tăng
quá 55% của tải kéo đứt cực đại (Maximum Breaking Load -MBL) của nó. Điều này
nhằm mục đích ngăn chăn dây bị đứt.
8. Đảm bảo kiểm tra liên tục
Sức
chịu tải của dây buộc tàu phải được kiểm tra liên tục ngay cả sau khi đã thực
hiện xong các công việc buộc tàu. Nếu có bất kỳ thay đổi tình trạng balát của
tàu, hoặc thủy triều lên xuống thì các đường dây phải được nới chùng hoặc kéo
căng tương ứng. Tình trạng vật liệu của dây cũng cần được kiểm tra để phát hiện
các hư hỏng kịp thời, phòng tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
9. Tránh dùng pha trộn các
loại dây khác nhau:
Dùng
pha trộn các loại dây cực kỳ nguy hiểm. Nói chung, phải sử dụng các loại dây
cùng kích cỡ, cùng vật liệu cho tất cả các đường dây buộc trong cùng một dịch vụ.
Trong trường hợp không có đủ trang bị thì ít nhất các dây buộc cho cùng một
công dụng như dây dọc mũi, dây ngang, dây chéo, dây dọc lái ( breast lines,
spring lines, head lines and stern lines) phải cùng kích cỡ và cùng vật liệu.
Không nên sử dụng hỗn hợp dây sợi tổng hợp kết hợp với dây cáp khi chằng buộc
tàu. Nếu một sợi dây sợi tổng hợp cùng sử dụng với một dây cáp trong cùng một
công dụng thì dây cáp sẽ chịu toàn bộ tải, còn dây sợi tổng hợp hầu như không
chịu tải.
10. Bố trí các dây buộc đối
xứng nhau
Tất
cả các dây chằng buộc phải được bố trí càng đối xứng càng tốt với các dây
ngang. Dây ngang nên bố trí vuông góc với đường trung tâm dọc của tàu và các
dây chéo nên bố trí gần song song với đường trung tâm dọc cua tàu.
VI.
Tai nạn rơi từ trên cao
Trên
tàu thuyền viên thường phải làm việc trên cao hoặc ngoài mạn tàu. Mặc dù đã áp
dụng các biện pháp đề phòng cần thiết như mang đai an toàn, ghế an toàn nhưng một
số thuyền viên đã rơi từ trên cao hoặc rơi xuống nước, bị chấn thương có khi đến
tử vong. Có thuyền viên bị trượt ngã, hoặc rơi từ boong xuống hầm hàng khi kiểm
tra làm hàng do không cẩn thận.
Khi
làm việc ngoài mạn tàu hoặc trên cao thuyền viên phải áp dụng những biện pháp đề
phòng rơi từ trên cao như mang ghế thủy thủ (bosun chair), treo ca bản, mặc
phao áo cứu sinh,mang dây an tòan …
Các
đúc kết dưới đây nhấn mạnh các yêu cầu kiểm tra cơ bản trước khi làm việc trên
cao và ngoài mạn tàu. Đây là những hướng dẫn thông lệ được thực hiện bởi những
người đi biển lành nghề:
• Trong cuộc hội ý trước
khi tiến hành công việc, người chịu trách nhiệm nên xác định rõ ràng pham vi
công việc, quy trình làm việc và nhấn mạnh các biện pháp an toàn đề phòng tai nạn.
• Người thực hiện các công
việc loại này phải có sức khỏe đảm bảo.
• Người thực hiện công việc
phải mặc quần áo bảo hộ thích hợp.
• Người thực hiện các công
việc cần được trang bị công cụ bảo hộ cá nhân thích hợp
• Đai an toàn, dây cứu
sinh, dây an toàn, ca bản …phải hoàn chỉnh và được kiểm tra chu đáo.
• Các thiết bị cần thiết
cho công việc phải được bố trí chính xác và phù hợp, áp dụng các biện pháp để
tránh đu dưa, cọ xát.
• Ghế thủy thủ, ca bản,
giàn giáo, thang phải được kiểm tra trong tình trạng tốt.
• Cường độ của dây thừng,
dây cứu sinh phải được kiểm tra chu đáo.
• Phải chú ý các biện pháp
chống rơi dụng cụ lao động.
• Đánh giá độ lắc của tàu
và tốc độ gió có đảm bảo an toàn cho công việc được tiếp tục không.
• Phải có biển cấm người
qua lại phía dướí người đang làm việc trên cao.
• Người lầm việc trên cao
phải được thông báo cấm làm việc gần thiết bị quét của ra đa, anten vô tuyến, ống
khói và còi.
• Cần phải có thông báo phù
hợp cho người sử dụng thiết bị để tránh gây ra tai nạn khi sử dụng các thiết bị
đang được sửa chữa bảo quản, ví dụ có thông báo tại rađa trong buồng lái nếu chỗ
gần anten rađa đang bảo dưỡng.
• Nếu sử dụng thang di động,
cần kiểm tra kỹ vị trí dặt thang có thích hợp và chắc chắn hay không.
Lưu
ý rằng tai nạn không chỉ xảy ra khi làm việc trên cao. Một số tai nạn xảy ra do
thuyền viên bị trượt, vấp ngã trên boong, rơi xuống hầm hàng, bị dây cáp, cần cẩu
quật ngã … Dưới đây là một số giải pháp đề phòng:
• Đảm bảo chiếu sáng thích
hợp ở các nơi trên boong, đặc biệt lưu ý nơi dễ xảy ra vấp, trượt ngã.
• Xác định và đánh dấu rõ
ràng tất cả các nguy cơ, chướng ngại.
• Không để mặt boong bị
trơn gây trượt ngã.
• Thuyền viên ra boong phải
mang giầy bảo hộ.
• Khu vực làm việc phải được
lau chúi sạch dầu mở, vệ sinh chu đáo sau khi kết thúc công việc.
• Khu vực làm việc phải được
kiểm soát người qua lại bằng rảo cản, thanh chắn, dây cáp …
• Các dụng cụ sơ cứu thích
hợp phải được chuẩn bị sẵn sàng ở nơi làm việc.