Bài mới nhất

8.3.18
Lời đầu tiên, cho phép tôi chúc mừng các bạn nhân ngày 8/3, các đồng nghiệp nữ thân mến của chúng tôi!


Xin các bạn hãy nhận lấy lời chúc mừng chân thành nhất của chúng tôi vào ngày của mùa xuân, của sự dịu dàng và của tình yêu này.

Tạo hóa đã đặc biệt ban cho phụ nữ vẻ đẹp, sự tinh tế, lý trí và tình yêu vô bờ! Trong ngày hôm nay, tôi đặc biệt muốn chúc các bạn có được sự tôn trọng, và thấu hiểu từ các đồng nghiệp, có được sự quý mến từ trái tim của những người xung quanh, có được nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống từ những người tốt bụng! Hãy luôn luôn là một phần rất quyến rũ và hạnh phúc của một nửa còn lại!

Hiệu trưởng Đại học hàng hải Vladivostok, Ogai S.A.

Ngày 7 tháng 3 năm 2018

6.3.18
Giai đoạn cuối của cuộc thi Olympic tiếng Nga lần thứ XV dành cho sinh viên các trường đại học Việt Nam đã được tổ chức tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga vào ngày 3 và 4 tháng 3. Giai đoạn tuyển chọn vòng loại đầu tiên đã được tổ chức trước đó tại nơi ứng viên học tập. Olympic tiếng Nga hàng năm dành cho sinh viên các cơ sở giáo dục Việt Nam là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Cơ quan đại diện Rossotrudnichestvo tại Việt Nam gắn với việc quảng bá tiếng Nga. Từ khắp nơi trên đất nước, 94 sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau của Việt Nam đã tham gia cuộc thi chung kết Olympic tiếng Nga.

Năm thứ hai liên tiếp đại diện các trường đại học Nga tham gia tiến hành cuộc thi Olympic.  Trường ĐH tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN), Trường Đại học Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nga (RGGMU), Trường ĐHTH Quốc gia Tomsk (TGU), Trường ĐHTHQG Nam Ural (YuUrGU, Trường ĐHTHQG Tambov (TGU), Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kalmưkia (KalmGU), Trường ĐHTHQG Chiumen (ChiumGU), Trường ĐH Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MISiS (MISiS), Trường ĐH Hàng hải Quốc gia mang tên đô đốc G.Y. Nevelskoi (MGU mang tên G.Y. Nevelskoi), Trường ĐHТH Liên bang Krưm mang tên Vernadskyi (KFU mang tên Vernadskyi) đã tham gia tổ công tác Olympic: tham gia ra đề thi, coi thi và chấm bài.

Trong gia đoạn chung kết Olympic, các chuyên gia tiếng Nga như một ngoại ngữ tiến hành các bài thi theo ba dạng hoạt động lời nói: Nghe, Đọc và Nói. Ban giám khảo Nga-Việt của cuộc thi Olympic gồm các nhà Nga ngữ là cán bộ của TTKH&VH Nga tại Hà Nội, Chủ tịch Hội giáo viên tiếng Nga và Văn học Nga Việt Nam (VAPRYAL), các nhà Nga ngữ nổi tiếng của Việt Nam, các giáo viên tiếng Nga như một ngoại ngữ trong các đoàn đại biểu các trường đại học Nga và giáo viên của trường trung học thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam.

Đáng chú ý là trong các đợt thi Olympic tiếng Nga của TTKH&VH Nga, Giám đốc Phân viện Puskin Nguyễn Thị Thu Đạt đã tham gia với tư cách là quan sát viên.

Khai mạc giai đoạn chung kết Olympic cho sinh viên, Bà Natalia Shafinskaya -  Giám đốc TTKH&VH Nga tại Hà Nội chào mừng các thí sinh, chúc mừng các giáo viên và đội tuyển của họ đã xuất sắc trải qua vòng loại và ghi nhận Olympic là một trong những hình thức tuyển chọn hiệu quả nhất những thanh niên tài năng để học tập tại Nga.

Theo kết quả các cuộc thi chung kết, những người giành chiến thắng sẽ có cơ hội đi Nga học tập trong khuôn khổ hạn ngạch của Liên bang Nga được phân bổ hàng năm cho Việt Nam.

Lễ trao giải cho những người giành chiến thắng được tổ chức vào tháng 5 trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày Văn tự Slavơ.



(04/03/2018)
Trung tâm Văn hóa Nga tại Hà Nội

6.3.18 ,
Trong thời gian từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3, giai đoạn 9 của dự án giáo dục dài hạn "Các trường đại học Nga" đang được tiến hành tại Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực giáo dục. Dự án này nhằm thực hiện các thoả thuận giữa Tổng thống Liên bang Nga và Chủ tịch nước CHXHCN trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và hợp tác nhân văn và được tiến hành tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo của CHXHCNVN từ tháng 3 năm 2014.

Sang Việt Nam tham gia giai đoạn 9 của dự án có đại diện của 14 trường đại học Nga là: Trường ĐH tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga(RUDN), Trường Đại học Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nga(RGGMU), Trường ĐHTH Quốc gia Tomsk(TGU), Trường ĐH Tổng hợp Liên bang Viễn Đông(DVFU),Trường ĐHTHQG Nam Ural(YuUrGU, Trường ĐHTHQG Tambov(TGU),Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kalmưkia(KalmGU), Trường ĐHTHQG Chiumen(ChiumGU), Trường ĐH Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MISiS(MISiS), Trường ĐHTHQG Hàng hải mang tên đô đốc G.Y. Nevelskoi(MGU mang tên G.Y. Nevelskoi), TĐHТH Liên bang Krưm mang tên Vernadskyi(KFU mang tên Vernadskyi), Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Kazan(KFU), Trường ĐHTH Năng lượng Quốc gia Ivanovo(YGEU) vàTrường Đại học Xây dựng Quốc gia Mátxcơva(MGSU).

Chương trình thăm và làm việc của đoàn đại biểu các trường đại học của Nga theotruyền thống gồm có cuộc gặp gỡ làm việctại Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, gặp gỡ làm việc và thuyết trình tại các trường trung học phổ thông vàcác trường đại học miền Bắc Việt Nam (tại các thành phốHà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Phủ Lý, Nam Định…)là cáctrường THPT chuyênHà Nội-Amsterdam, THPT chuyênNguyễn Trãi, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Biên Hòa, Trần Phú, trường THPT Hai Bà Trưng (huyện Thạch Thất); Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học QGHà Nội, Viện Năng lượng thuộcViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN,  Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
Trong khuôn khổ các cuộc gặp mặt với các đồng nghiệp Việt Nam tại các trường đại học, các đoàn đại biểu Nga đã có cơ hội thảo luận về triển vọng tổ chức các hoạt động khoa học chung, như các hội nghị, hội thảo, olympic; đặc biệt chú ý đến việc thực hiện chương trình trao đổi sinh viên và hợp tác đa dạng giữa các trường đại học nói chung. Tại các trường phổ thông đã diễn ra các buổi thuyết trình của các trường đại học Nga với mục đích chính là cung cấp thông tin đầy đủ nhất về các chương trình giáo dục, olympic và kinh phí tài trợ cho việc đào tạo các ứng viên nước ngoài.
Cần nhấn mạnh riêng về một cuộc gặp gỡ làm việc của đại diện KFU mang tên Vernadsky và lãnh đạo phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, qua đó đã thảo luận về các hình thức hợp tác có thể giữa các tổ chức này.
Cũng trong khuôn khổ dự án "Các trường đại học Nga", đại diện của MGU mang tên G.Y. Nevelskoiđã thảo luận với phía Việt Nam về sự tham gia của chiếc thuyền buồm Việt Nam mang tên "Lê Quý Đôn" trong cuộc đua thuyền quốc tế, xuất phát từ thành phố Yosu của Hàn Quốc vào ngày 26 tháng 8 và về đích ở Vladivostok. Theo kế hoạch, sẽ có các thuyền buồn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia ... tham gia.
Đáng lưu ý là, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội, các trường đại học Nga cũng đã đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và đã có những cuộc đàm phán thành công với Giám đốc Trường đại học đầu tiên của Việt Nam, đã thảo luận chi tiết chuyến đi sắp tới của Giám đốc tới Vladivostok vào tháng 9 năm 2018 và thăm Đại học Liên bang vùng Viễn Đông, trong đó có mục đích sang nhận danh hiệu "Tiến sĩ Danh dự của DVFU".
Ngoài ra, tại một cuộc gặp gỡ làm việc tại Viện Năng lượng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã có sự tham gia của Giám đốc Viện – một lãnh đạo rất quan tâm đến việc hợp tác khoa học với Trường Đại học Năng lượng Quốc gia Ivanovo.
Một sự kiện rất đặc sắc là cuộc gặp gỡ với học sinh và lãnh đạo của Trường Trung học Hai Bà Trưng, huyện Thạch Thất, với sự tham dự của hơn 170 em học sinh. Ban lãnh đạo trường rất quan tâm đến việc mở câu lạc bộ tiếng Nga, bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hợp tác hiệu quả với TTKH&VH Nga và các trường đại học Nga, đồng thời khẳng định sự tham gia của các em học sinh của trường trong kỳ thi Olympic Tin học dự kiến vào ngày 5 tháng 3 tại Hải Phòng, tại cơ sở trường THPT chuyên Trần Phú.






(02/03/2018)
Trung tâm Văn hóa Nga tại Hà Nội




Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga quyết định trao quyền bảo vệ luận án tiến sĩ cho Hội đồng trường đại học hàng hải quốc gia Nga mang tên đô đốc Nevelskoy, số hiệu D 223.005.01. Được sự đồng ý của nhà trường, giảng viên Lưu Quang Hiệu nhận bằng tiến sĩ khoa học cho công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 26 tháng 10 năm 2017 , giảng viên Lưu Quang Hiệu vinh dự là tiến sĩ mang quốc tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đầu tiên của trường bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học với chủ đề "Nâng cao tuổi thọ thiết bị hệ thống nhiên liệu tàu thuỷ sử dụng nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp”.
Lưu Quang Hiệu - giảng viên chuyên ngành Thiết bị năng lượng tàu thuỷ và các linh kiện tàu (chính và phụ), giảng viên ngoại quốc đầu tiên nghiên cứu kỹ thuật tại trường là thành quả về mặt con người của sự tìm tòi sáng tạo miệt mài suốt 6 năm, nó cho thấy quá trình phát triển và hội nhập quốc tế về mảng nghiên cứu khu vực và hệ thống giáo dục. Đối với nhà trường, nó mang ý nghĩa to lớn, là bản lề của quá trình hợp tác thành công giữa Việt Nam và Nga trong việc nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ khoa học trong trường đại học. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam học tập nhiều nhất tại đây. Trong khuôn khổ các trường đại học cho các cấp khác nhau của bộ được đào tạo vài chục sinh viên, đại học và nghiên cứu sinh .
Đại diện nhà trường - trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, sư phạm và hội đồng khoa học đã bày tỏ lòng biết ơn đến giám sát viên khoa học của nghiên cứu sinh, ngài Nadezhkin Andrey Veniaminovich về việc tận tâm giúp đỡ luận án và chúc mừng giảng viên Lưu Quang Hiệu về bước đi đầu tiên đến ngôi đền tri thức khoa học.
Dịch: Ban Thông Tin


            Vào ngày 15 tháng 2, nhân viên Khoa quan hệ quốc tế của Đại học Hàng Hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy cùng với các giáo viên, học sinh nước ngoài và các học viên đang học tiếng Nga đã tổ chức năm mới theo lịch phương Đông.
            “Sự kiện hàng năm này đã trở thành truyền thống, như người đứng đầu Khoa quan hệ quốc tế”, ông S.M. Smirnov đã nói. Chương trình bắt đầu bằng các bài thuyết trình, trong đó sinh viên nói về lịch sử năm mới ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Mỗi quốc gia có đặc thù riêng của mình về lễ kỷ niệm. Tất cả cho thấy rằng, năm mới là ngày lễ rất quan trọng của cả dân tộc, vào ngày này tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Sau buổi gặp mặt năm mới, mọi người thường thì đi thăm người thân và bạn bè.
            Tất cả bài thuyết trình đều kèm theo các bài hát dân ca. Giáo viên tiếng Nhật Miyamoto Tadashi đã kể chuyện và trình bày các trò chơi dân gian rất sống động và thú vị.
            Phần đầu chương trình kết thúc với phần biểu diễn chung bài hát "Chúng tôi chúc bạn hạnh phúc."
            Phần tiếp theo của hoạt động là thưởng thức các món ăn của năm mới - đó là phần “ngon” nhất của sự kiện. Tất cả các món ăn được tự tay chuẩn bị bởi các sinh viên nước ngoài và các học viên.
Dịch: BTT










Vào ngày 13 tháng 2, các nhân viên của Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Hàng Hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy cùng với giáo viên và sinh viên ngoại quốc đã tổ chức lễ tiễn mùa đông - một kỳ nghỉ vui vẻ và tươi đẹp của Nga trong cuộc họp mùa xuân.

Thời tiết đã dần trở lên ấm áp, trong ánh nắng mặt trời mùa xuân, kỳ nghỉ đã đến trên bờ biển. Trong quá trình chuẩn bị , các buổi chuyên đề đã được tổ chức, học các câu đố, thơ, truyện cười. Và vào đêm trước lễ hội học viên và các học sinh cùng nhau nướng bánh.
Các trò chơi, bài hát vui nhộn, điệu múa đã được diễn ra cùng với tiệc trà và bánh. Nếu không có nó thì lễ tiễn mùa đông đã không thể tổ chức được. Bánh tráng là biểu tượng của mùa xuân và mặt trời!
Vào cuối buổi lễ, một hình nộm đã bị đốt cháy, biểu tượng cho sự chia tay "Mùa Đông" và sự xuất hiện của "Mùa xuân". Hình nộm bị đốt cháy, cùng với nó những người tham gia buổi lễ nói lời tạm biệt với tất cả những buồn bực và tâm trạng xấu. Mùa đông rút lui và trao lại chìa khóa cho mùa xuân, để mở cửa cho mặt trời và thời tiết ấm áp.
Dịch: BTT
Một số hình ảnh của buổi lễ








Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.